4 bức tranh nghệ thuật trưng bày trong Dinh Độc Lập

Nếu bạn là người đam mê hội họa, thì chắc rằng bạn sẽ ghé tham quan 4 bức tranh trong dinh độc lập này

Bức tranh “Quốc Tổ Hùng Vương”

  • Họa sĩ: Trọng Nội
  • Chất liệu: màu nước
  • Vị trí đặt tranh: phòng Khánh Tiết
Tranh sơn nước Quốc Tổ Hùng Vương
Tranh sơn nước Quốc Tổ Hùng Vương

Trong phòng Khánh tiết Dinh Độc Lập có một bức tranh lớn, có chiều dài 5,4m và chiều rộng 2,34m, Tranh ghép gồm 8 tấm cốt gỗ, dán giấy xuyến chỉ phủ bề mặt. Bức tranh có tên là “Quốc Tổ Hùng Vương”.

Mô tả nội dung bức tranh: Nhân vật trung tâm được vẽ lớn hình ảnh đức Quốc Tổ Hùng Vương đang ngồi rất uy hùng giữa hai hàng văn võ bá quan, tay phải ông đang cầm bút viết hai chữ “Văn Lang” ( bằng chữ Hán) quốc hiệu đầu tiên của nước Việt Nam.

Ý nghĩa bức tranh: Đề cao dân tộc Việt Nam. Nói về triều đại Văn Lang vua Hùng đã có từ hàng ngàn năm lịch sử

Bức tranh “Sơn Hà Cẩm Tú”

  • Họa sĩ: Ngô Viết Thụ
  • Chất liệu: Sơn dầu
  • Vị trí đặt tranh: phòng dạ yến

Bộ tranh ghép lại từ 7 bức nhỏ, mỗi bức dài 2m và rộng 1m. Toàn tranh dài 7m, rộng 2m. Bức tranh hoàn thành năm 1966 được treo trước khi khánh thành dinh.

Bức tranh này, với phong cách tranh sơn thủy, thể hiện phong cảnh đất nước Việt Nam có các sắc thái riêng biệt của ba miền Bắc – Trung – Nam.

  • Phía bên trái của tranh là phong cảnh miền Bắc với núi non trùng điệp,
  • Giữa là miền Trung với cảnh Ngọ môn Huế
  • Bên phải là miền Nam với đồng bằng và sông ngòi.

Phía trên bên trái của tranh có hai câu thơ bằng chữ Hán: “Cẩm tú sơn hà, thái bình thảo mộc” tạm dịch là: “Non sông gấm vóc, cây cỏ thái bình”. Góc dưới bên phải của tranh có bút tích của tác giả.

Bức tranh “Bình Ngô Đại Cáo”

  • Họa sĩ: Nguyễn Văn Minh
  • Chất liệu: Sơn mài
  • Vị trí đặt tranh: phòng trình quốc thư

Trong  phòng Trình Quốc thư ở tầng hai Dinh có 1 bức tranh lớn mang tên Bình Ngô Đại Cáo, diễn tả quang cảnh đất nước vừa lấy lại nền thái bình từ tay giặc Ngô vào thế kỷ thứ 15. Nội dung bức tranh còn thể hiện niềm tự hào của một đất nước có nền văn hiến lâu đời, đã chiến thắng quân lược nhà Minh mạnh hơn gấp nhiều lần và xây dựng nền hòa bình trong độc lập cách nay hơn 6 thế kỷ.

Bức tranh sơn mài rất lớn này được thi công trên nền vàng sang trọng, có phong cách thể hiện gần gũi với hình tranh Byobu của Nhật bản Shogun. Đây là bức tranh Sơn Mài có kích thước lớn nhất Việt Nam, nó dài tới 14m, cao 9m, được ghép lại từ 40 bức sơn mài nhỏ mỗi bức 0,8m x 1,2m

Bức tranh 2 nàng Kiều

  • Họa sĩ: Lê Chánh
  • Chất liệu: Sơn dầu
  • Vị trí: hành lang lầu 3 của Dinh

Kích thước: Tranh nhỏ so với các bức trên, chỉ dài 3,85m và cao 1,75m. Tính cả khung là 3,89m x 1,79m (Thành khung dày 9,2 cm). Tranh được lồng khung bằng gỗ, sơn véc ni màu nâu sậm. Góc trái của tranh có ghi tên tác giả và thời điểm sáng tác: “Lê Chánh 74” (nghĩa là 1974)

Nội dung và ý nghĩa bức tranh 2 nàng Kiều:

Bức tranh này xuất hiện tại Dinh Độc Lập khá muộn, do họa sỹ Lê Chánh hoàn thành vào năm 1974 và được treo tại đầu hành lang lầu 3 của dinh. Hiện nay, tranh vẫn được treo ở vị trí như ban đầu. Không có tài liệu nào cho biết bức tranh này được đặt mua hay được hiến tặng cho Dinh Độc Lập và duyên cớ xuất hiện bức tranh này tại đây sau khi khánh thành dinh tám năm sau