Lễ hội hoa đăng Yi Peng và Loy Krathong Thái Lan

Lễ hội hoa đăng Yi Peng và lễ hội Loy Krathong được diễn ra vào ngày trăng tròn tháng 12 âm lịch Thái Lan. Hai lễ hội này trùng 1 thời điểm và được tổ chức hàng năm trên khắp đất nước Thái Lan. Đây là hai lễ hội lớn thứ 2 sau Tết truyền thống Songkran Thái, và là dịp đặc biệt để hàng ngàn người tụ tập để “khom loi” thả đèn lồng lên bầu trời vào ban đêm, nên còn có tên là lễ hội ánh sáng.

Giải thích tên gọi Yi Peng và Loy Krathong

+ Yi Peng là lễ của người Lán Na (từ thế kỉ thứ VII – XIII lúc đó nước Thái chỉ là phần Bắc Thái của đất nước Thái hiện nay, có tên là Anachak Lan Na). Yi có nghĩa là số 2, Peng là ngày rằm, cái tên Yi Peng mang ý nghĩa “rằm tháng Hai” gọi là âm lịch của người Thái cổ xưa.

+ Loy krathong được cho rằng có nguồn gốc từ Ấn Độ thờ ba vị thần Hindu là Shiva, Vishnu, Brahma. Cách đây gần 200 năm, vua Rama IV mới du nhập lễ hội này vào Thái Lan và lệnh cho Phật tử nước này tổ chức hàng năm. Từ đó, người Thái có dịp thả đèn xuống sông, suối, vừa để để bày tỏ lòng thành kính tới Đức Phật vừa để cảm tạ chân thành Mẹ nước. Theo tiếng Thái Lan, “Loy” là “thả” và “Krathong” là đèn hoa đăng. Loy Krathong vốn không có nguồn gốc từ Bắc Thái, mà được vị hoàng hậu của vua Rama thứ 5 là người Lán-Na giới thiệu trong một lần về thăm quê hương.

Trước đây chỉ có lễ hội Yi Peng là chính thống. Sau này được sát nhập chung lễ hội địa phương “thả đèn lồng” thành lễ hội quốc gia, có người cho rằng Thaksin muốn đẩy mạnh du lịch. Người Thái mới thống nhất hai lễ hội này và chọn Chiang Mai là nơi tổ chức lễ hội Loy Krathong lớn nhất cả nước với lễ hội thả đèn trời nổi tiếng nhất thế giới. 

Ý nghĩa của Yi Peng và Loy Krathong

Lễ hội ánh sáng Yi Peng và Loy Krathong có nguồn gốc sớm nhất của nó trong truyền thống Bà La Môn, nhằm để phật tử tôn vinh Hoàng tử Siddhartha Gautama-Phật.

Đối với tín đồ phật tử, tham gia vào lễ hội là xóa đi những tiêu cực do cuộc sống gây ra như: nổi giận, phạm tội khách quan. Hay còn được hiểu người tham gia lễ hội sẽ được làm sạch tinh thần. Hay hiểu đơn giản là thả đèn lồng là thả đi những phiền muộn trong cuộc sống làm sạch “tâm”.

Ý nghĩa của ngọn lửa trong đèn lồng, tượng trưng cho sự tôn kính của họ đối với Đức Phật (Phra Mae Khongkha, nữ thần Hindu nước)

Lễ hội Yi Peng và Loy Krathong diễn ra tại Thái Lan

Vào thời điểm lễ hội diễn ra, mọi người tập trung về những ao, hồ, sông… nơi mà có nữ thần nước ngự trị, họ thả những chiếc lồng bay lên bầu trời. ánh sáng nhấp nháy của nhiều ngàn chiếc đèn lồng bay lên bầu trời và dưới hàng ngàn người hướng về đèn lồng. Nhiều người còn cho đây là ảo thuật, vì lồng đèn biết bay.

Tuy là diễn ra khắp đất nước Thái, nhưng tại Chiang Mai vẫn là ý nghĩa nhất, bởi lẻ nguồn gốc Yi Peng bắt nguồn từ phía bắc Thái vì đó là kinh đô cổ của vương quốc Lanna cũ. Và cũng vì Chiang Mai đô thị hạ tầng không như những thành phố khác và có nhiều: sông, suối, hồ, biển.

Người tham dự lễ hội trong 3 ngày sẽ  phải thả 2 loại đèn khác nhau. Lễ hội thả đèn gồm 2 loại đèn khác nhau, 1 là đèn lồng bay lên trời 2 là đèn hoa sen thả dưới nước. Không quy định thời điểm chỉ là khi màn đêm buông xuống là có thể tụ tập bạn bè gia đình cùng nhau đưa ánh sáng lấp lánh vào màn đêm.

Tại thành phố du lịch Bangkok còn có thêm những hoạt động để làm tăng phần hấp dẫn của ngày trọng đại này: bắn pháo hoa, diễu hành trống chiêng, đua thuyền, cuộc thi kết đèn hoa đăng, cuộc thi sắc đẹp “Miss Nopphamat”, ẩm thực Thái, biểu diễn văn nghệ, âm nhạc truyền thống của Thái Lan…

Lễ hội hoa đăng Yi Peng và Loy Krathong không chỉ diễn ra ở  Thái mà còn có ở Lào, Myanma, Campuchia. Nhưng khác thời gian, chẳng hạn như ở Lào là tháng 10 âm lịch Lào.

Hành trình của lồng đèn

Với sức nóng bên trong lồng đèn, tạo ra phép lạ làm lồng đèn bay lên không trung… trung bình thời gian bay khoảng 10 phút… sau đó rơi xuống mặt đất hay trên nước… Nhiều khách du lịch cho rằng đây là thảm họa môi trường, có lẻ vì vị khách đó không biết lồng đèn được làm bằng tinh bột cán mỏng như bánh tráng, vì thế khi lồng đèn rơi xuống sẽ tự phân hủy hoặc sẽ là thức ăn cho cho các loài vật nhỏ.

Sim