Tại sao Dinh Norodom hay còn gọi là dinh Độc Lập là điểm tham quan đặc biệt mà du khách không thể bỏ qua? Bởi vì, lịch sử chiến tranh Việt Nam gắn liền với quá trình hình thành của Dinh Độc Lập
Lịch sử hình thành Dinh Độc Lập
- 1858 Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng nhưng không giành thắng lợi, bị thất bại trước tướng Nguyễn Tri Phương
- 1859 Pháp nổ súng tấn công miền nam và bắt đầu những ngày tháng xâm lược Việt Nam. Tại thời điểm này Thống đốc Pháp làm việc trên tàu chiến neo đậu trên sông Sài Gòn
- 1862 Tiến hành cho xây dựng ngôi nhà bằng gỗ để ở và làm việc tại vị trí trường Trần Đại Nghĩa quận 1 TPHCM hiện nay
- 1867 Pháp chiếm nam kỳ lục tỉnh
- 1868 Khởi công xây dựng dinh thự lớn vì muốn phô trương và thể hiện sức mạnh trên đất thuộc địa và Pháp cho rằng đất thuộc địa này đã ổn định.
- 1871 Dinh thự xây dựng xong, vẫn tiếp tục hoàn thiện sau đó. Tên dinh thự được đặt tên cùng với con đường (ngày nay là đường Lê Duẫn) trước dinh thự là Norodom – tên của vị vua Campuchia thời bấy giờ, để thể hiện tình giao hảo với Campuchia. Dinh Norodom là nơi làm việc của thống đốc Pháp để điều hành Đông Dương trong thời gian xâm lược từ 1887 – 1945
- Ngày 09/3/1945, phát xít Nhật đảo chính Pháp, đánh chiếm Ðông Dương, Dinh Norodom là nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam
- Tháng 9/1945, Nhật thất bại trong chiến tranh thế giới thứ II, Pháp đã trở lại chiếm Nam Bộ, Dinh Norodom lại trở thành trụ sở làm việc của bộ máy chiến tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam
- Ngày 07/5/1954, thực dân Pháp thất bại nặng nề trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ buộc phải ký Hiệp định Genève và rút khỏi Việt Nam. Mỹ tìm cách nhảy vào thực hiện ý đồ xâm chiếm miền Nam, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền, miền Bắc là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, còn miền Nam là Quốc gia Việt Nam.
- Ngày 07/9/1954, Dinh Norodom được bàn giao giữa đại diện chính phủ Pháp với đại diện chính quyền Sài Gòn là Thủ tướng Ngô Ðình Diệm. Ngô Ðình Diệm đã quyết định đổi tên dinh Norodom thành dinh Ðộc Lập.
- Ngày 26/10/1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã truất phế Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa và lên làm Tổng thống. Từ đó dinh Ðộc Lập trở thành nơi ở của gia đình Ngô Ðình Diệm và là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị.
- Ngày 27/02/1962, phe đảo chính thả bom dinh Độc Lập làm hư hại nặng nề
- Ngày 01/7/1962 Diệm quyết định xây dựng mới. Nhưng 1963, Diệm bị ám sát chết 2/11/1963.
- Ngày 31/10/1966 khánh thành dinh Độc Lập mới bởi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, gia đình ông đã ở đó và làm việc trong suốt thời gian trị vì cho đến 21/4/1975
- 10h45’ ngày 30/4/1975, xe tăng mang số hiệu 843 hút nghiêng cổng phụ và xe tăng 390 hút tung cổng chính tiến vào dinh Độc Lập, 11h30 lá cờ quân giải phóng được treo trên nóc dinh Độc Lập báo hiệu kết thúc chiến tranh Việt nam
Ngày nay, Dinh Ðộc Lập là di tích lịch sử quốc gia ‘đặc biệt’ là điểm đến không thể thiếu trong hành trình city tour của khách quốc tế đến Việt Nam, và cũng là nơi hội họp, tiếp khách quan trọng của các cấp lãnh đạo trung ương Việt Nam
Kiến trúc của dinh Độc Lập
Dinh Độc Lập được quyết định xây mới và thực hiện bởi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ
Khi xây dựng công trình. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông:
- Tổng thể kiến trúc của dinh thự là chữ Cát ( 吉 ) có nghĩa là tốt lành, may mắn.
Thảm cỏ to và hoành tráng, tượng trưng cho sự giàu có theo quan điểm kiến trúc của Châu Âu diện tích càng trống càng giàu sang
Khu nhà chính hình chữ T diện tích mặt bằng là 4.500m², cao 26m, nằm ở vị trí trung tâm của khu đất. Ðây từng là nơi ở và làm việc Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Khu này có 03 tầng lầu, 02 gác lửng, 01 sân thượng, 01 tầng nền và tầng hầm. Tổng diện tích sử dụng là 20.000m² chia làm 95 phòng. Mỗi phòng có một chức năng riêng, kiến trúc và cách trang trí phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi phòng. Sau 1975, khu nhà chính này tiếp tục được sử dụng một số phòng, còn lại để phục vụ du khách tham quan.
Khu nhà chính hình chữ T có diện tích mặt bằng là 4.500m², cao 26m, nằm ở vị trí trung tâm của khu đất. Ðây từng là nơi ở và làm việc Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Khu này có 03 tầng lầu, 02 gác lửng, 01 sân thượng, 01 tầng nền và tầng hầm. Tổng diện tích sử dụng là 20.000m² chia làm 95 phòng. Mỗi phòng có một chức năng riêng, kiến trúc và cách trang trí phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi phòng. Sau 1975, khu nhà chính này tiếp tục được sử dụng một số phòng, còn lại để phục vụ du khách tham quan
Một số phòng nổi bặc dành cho khách tham quan Dinh Độc Lập
Phòng nội các
Nơi diễn ra các cuộc họp giữa tổng thống và các bộ trưởng nội cát VNCH
Bàn họp có hình Oval, nó thể hiện cân bằng và công bằng giữa các thành viên tham gia cuộc họp, ngoài ra với cách bố trí này nó làm cho người gần nhau nhiều hơn dễ dàng phát biểu
Mr Dương Văn Minh tổng thống cuối cùng của VNCH kêu gọi ngưng bắn và đầu hàng trước cách mạng cộng hòa miền nam Việt Nam
Phòng Khánh tiết
Đây là phòng lớn có sức chứa 500 người, dùng để họp hành và tiệc tùng
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tổng thống thứ hai Nguyễn Văn Thiệu đọc diễn văn từ chức, nội dung chính là việc Hoa Kỳ từ chối cung cấp tài chính quân sự đó là lý do ông ra đi. Sau đó, Trần Văn Hương trở thành Tổng thống thứ ba của Việt Nam Cộng hòa cho đến tối ngày 28 tháng 11 năm 1975, sau đó là tướng về hưu Dương Văn Minh lên làm tổng thống cho đến 11h30 ngày 30 tháng 4 năm 1975
Tháng 11 năm 1975, hội nghị ký kết thống nhất hai miền Nam Bắc đã diễn ra tại đây
Hiện nay, căn phòng này vẫn được sử dụng làm phòng họp cho các vấn đề quan trọng của nhà nước Việt Nam
…
Đang làm