Gạo nàng Thơm chính gốc là thơm lừng, dẻo ngọt, chỉ trồng được ở vùng đất chợ Đào, không trồng được ở nơi khác, mọi người không hiểu và không biết sự tích nó bắt nguồn như thế nào.
Dân gian truyền miệng lại rằng, thuở xưa vùng đất này còn hoang sơ ít dấu chân người, vì đang trong giai đoạn khai phá. Ở một làng kia có cô nàng Thơm rất xinh đẹp lúc vùng đất Nam Bộ còn hoang sơ ở một ngôi làng nọ có Nàng Thơm rất xinh đẹp bị mồ côi cha mẹ hồi còn nhỏ, nàng sống nhờ sự che chở của làng. Nàng có mái tóc đen dài óng mượt, hương thơm toả ra ngào ngạt từ mái tóc ấy, không những xinh đẹp nàng còn giỏi về nữ công gia chánh, giỏi thiêu và may vá và giỏi việc làm ruộng.
Ở ngôi làng kế bên có Chàng trai tên là Lúa cũng mô côi, chàng ta có sức mạnh phi thường, một mình chàng có thể chấp 2 đến 3 người người bình thường, mọi người trong làng rất yêu quý chàng vì chàng hay giúp giúp đỡ và bảo vệ mọi người trong buôn làng. Chàng Lúa còn có biệt tài ca hát rất hay, tiếng hát của chàng làm si mê mọi người trong đó có nhiều cô gái ngày đêm mộng tưởng.
Tình cờ chàng Lúa và nàng Thơm vô tình gặp nhau trong Hội làng, cảm mến sự dịu dàng nết na và say mê sắt đẹp của nàng nên chàng đã thầm thương nhớ, sau đó chàng nhờ mai mối đến hỏi cưới nàng Thơm.
Nàng Thơm nhẹ nhàng đồng ý bởi lẻ chàng Lúa đức tính tốt và khoẻ mạnh không ai sánh bằng, sau đó dự định sang năm sau vụ lúa sẽ làm đám cưới
Tình yêu luôn đẹp và ganh ghét. Trong làng có con của bá hộ Dần tên là Hai Cải, người thì xấu xí, lòng dạ rất độc ác thường hay ức hiếp dân nghèo. Hắn thấy không thể cạnh tranh lại chàng Lúa, nên đã lập mưu phải bắt cóc nàng Thơm. Nhưng sự việc bất thành do dân làng bảo vệ nàng Thơm.
Sau đó, chúng quay sang bắt cóc chàng Lúa, ép buộc chàng nhường vợ, đánh đập chàng lúa đến thân tàn ma dại, dùng mủ cây xương rồng nhỏ vào làm cho mù mắt để chàng không còn nhìn thấy sắc đẹp của nàng Thơm để mà từ bỏ ý định cưới.
Dù bị đánh đập dã man, nhưng chàng kiên quyết không từ bỏ nàng Thơm (vì nàng đẹp mà). Do sức ép dân làng và biết không thể lung lay được trái tim của chàng lúa, nên chúng đành thả chàng ra với đôi chân không còn đứng vững, mặt mày đầy thẹo xấu xí, đôi mắt mù lòa.
Được sự thương mến chăm sóc của nàng và dân làng sức khỏe của chàng Lúa hồi phục, nhưng đôi mắt thì không còn nhìn thấy gì nữa.
Điên cuồng háo sắc trước sắc đẹp của nàng Thơm, nên Hai Cải đã một lần nữa âm mưu, trong lúc nàng đi làm ruộng, đã bắt nàng, với quyết tâm chiếm hữu thân xác ngọc ngà ấy… nàng đã chống cự rất quyết liệt, nhưng bọn chúng quá đông, nàng đã tìm đến cái chết để giữ chọn trinh tiết và tình yêu với chàng Lúa.
Dân làng hay tin và đi tìm xác nàng về chôn cất, nhưng khi mọi người đến thì nhìn thấy thân thể của nàng rực sáng một ánh sáng lạ kỳ, kèm theo mùi hương thơm ngạo ngạt. Ở nơi nàng mất, nàng đã hoá mùi tiên hương hòa vào những cây lúa xung quanh đó.
Chàng Lúa hay tin rất đau lòng và ngã quỵ xuống. Chàng không tin nàng Thơm đã chết, nên Chàng lần mò theo mùi hương phảng phất trên khắp cánh đồng để tìm nàng. Với đôi mắt không còn nhìn thấy, chàng đau đớn lê từng bước chân, khóc nức nở gọi tìm kiếm tìm nàng Thơm dù cho dân làng ngăn cản, khuyên nhủ nhưng chàng vẫn quyết đi tìm, từng bước chân lết la, chàng cứ lần theo theo dấu mùi hương nàng Thơm lan tỏa trên khắp cánh đồng.
Chàng cứ cứ luôn gọi: “Thơm ơi! Thơm ơi em ở đâu!” khiến cho đất trời cũng phải mủi lòng thương cảm, chàng cất lên tiếng hát bi thương. Sau ba ngày đêm không ăn uống, cuối cùng chàng gục ngã chết ngay chính bên cạnh gò đất của nàng Thơm khi sức tàn lực kiệt.
Thương cảm cho mối tình chung thủy chàng Lúa – nàng Thơm dân làng đã chôn cất xác chàng bên cạnh gò đất nhỏ nàng Thơm hóa tiên hương.
Những hạt gạo xung quanh nơi nàng Thơm mất, đem nấu ra thì hạt cơm thơm dẻo mùi hương thơm ngào ngạt, hình dáng hạt gạo thì trắng đục, có người cho rằng đó chính nước mắt của chàng lúa, những hạt gạo có màu trắng đục, từng hạt cơm mới thơm bùi, dẻo ngọt, thấm đẫm hương thơm như chính mối tình của hai người trao tặng dân làng.
Sau vụ mùa năm ấy, tên tuổi của lúa thơm lan toả, giá trị gấp 5 lần lúa bình thường. Nhờ đó đã giúp cho người dân làng ấm no phồn thịnh.
Vì thế, người ta cho rằng sự tích Nàng Thơm và chàng Lúa là cội nguồn của hạt giống thơm ngon này, mà không thể trồng ở vùng khác.
Để tưởng nhớ đến tình yêu và giống lúa kỳ diệu này, người địa phương đã đặt tên cho giống lúa ấy là lúa Nàng Thơm.
Ngày nay, con kênh dẫn nước tưới mát cho những cánh đồng Mỹ Lệ, bên cạnh là Chợ Rạch Đào đần dần chỉ còn hai tiếng Chợ Đào đã gắn liền với cây lúa Nàng Thơm. Không phải tự dưng mà vùng đất Chợ Đào lại có tên làng Mỹ Lệ, mà vì người đời thương xót muốn ghi dấu về một thiên tình sử bi thương về người con gái sắc đẹp mỹ miều, diễm lệ đã nguyên sinh để giữ gìn tiết trinh và tình yêu bất diệt
Hiện tại, gạo này có nguy cơ tiệt chủng, do làm lúa nhiều vụ, đất không đủ dinh dưỡng để cho ra được nguyên bản của gạo đặc sản này. Tại xã Mỹ Lệ (huyện Cần Đước, Long An) có khoảng 900 ha đất trồng lúa, thì trong đó có khoảng 500ha trồng lúa Nàng Thơm, còn 400 ha là trồng lúa bình thường. Trong đó ấp Chợ Đào trồng khoảng 110ha lúa Nàng Thơm, mỗi năm 2 vụ cho ra khoảng 1.000 tấn lúa gạo Nàng Thơm.
Gạo nàng Thơm chợ Đào chính hiệu là hạt nhỏ dài có eo và đặt biệt ở giữa hạt gạo có một chấm đục (giống hạt lựu). Khi gạo được nấu chín, cơm dẻo và có mùi thơm rất đặc biệt. Đây là gạo ngày xưa dùng để tiến vua
Zen