Cộng hòa Singapore – tên tiếng Anh: Republic of Singapore, Singapore nằm ở phía nam Malaysia được mệnh là quốc gia nhỏ nhất của Đông Nam Á có diện tích đứng thứ 192 thế giới và gần bằng đảo Phú Quốc Việt Nam. Sim làm bài viết giới thiệu Singapore dịch từ website Singapore rất dễ hiểu
Lịch sử Singapore xưa
Tên Singapore xuất phát từ Singapura trong tiếng Malaysia (hay tiếng Malay), vốn được lấy từ nguồn gốc của chữ Phạn là singa (sư tử) và pura (thành phố). Từ đó Singapore được biết với cái tên Thành phố Sư Tử. Tên gọi này bắt nguồn từ một vị hoàng tử tên là Sang Nila Utama. Theo truyền thuyết, vị hoàng tử này nhìn thấy một con sư tử là sinh vật sống đầu tiên trên hòn đảo và do đó đặt tên cho hòn đảo là Thành phố Sư Tử (Singapura).
Theo lịch sử về sự tồn tại của hòn đảo được tìm thấy trong những văn bản của Trung Quốc từ thế kỷ thứ 3. Và từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 19, Singapore là làng cá của người Mã Lai là một phần của Vương quốc Johor (Malaya).
Năm 1819, ông Thomas Stamford Raffles, một viên chức của công ty East India (ĐÔNG ẤN của nước Anh), đã kí một thỏa thuận với vua của Johor. Ông đồng thời thiết lập Singapore trở thành một trạm thông thương buôn bán và nơi định cư, và rất nhanh sau này đã nhanh chóng phát triển và thu hút sự di dân từ nhiều chủng tộc khác nhau.
Năm 1867, Singapore sau đó đã trở thành thuộc địa của Anh. Vì vị trí Singapore nằm thuận lợi cho cung đường vận chuyển đường biển, nối giữa châu Âu và Trung Quốc, nên Đế quốc Anh nhanh chóng đưa Singapore trở thành một trung tâm tập trung và phân phối hàng hóa khu vực đường biển
Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, quân đội Đế quốc Nhật xâm chiếm Malaya và những vùng lân cận trong Cuộc chiến Malaya, trong đó có Singapore. Quân đội Anh không được chuẩn bị kịp thời và nhanh chóng thất thủ mặc dù có lực lượng đông hơn. Anh giao nộp Singapore cho quân Nhật vào ngày 15 tháng 2 năm 1942. Người Nhật đổi tên Singapore sang tiếng Nhật thành Syonan-to , nghĩa là “Ánh sáng Miền Nam”, và chiếm đóng nó cho đến khi quân Anh trở lại chiếm hòn đảo một tháng sau sự đầu hàng của Nhật vào tháng 9 năm 1945.
Năm 1959 Singapore trở thành một nhà nước tự chủ với người đứng đầu nhà nước đầu tiên là Yusof bin Ishak và thủ tướng đầu tiên là Lý Quang Diệu sau cuộc bầu cử năm 1959.
Năm 1962 cuộc trưng cầu dân ý về việc sát nhập Singapore vào Liên bang Mã Lai thành công, đã đưa Singapore trở thành một thành viên của liên bang Mã Lai cùng với Malaya, Sabah và Sarawak như là một bang có quyền tự trị vào tháng 9 năm 1963.
Nhưng sau đó Singapore bị tách ra khỏi liên bang vào ngày 7 tháng 8 năm 1965 sau những bất đồng quan điểm chính trị chính phủ của bang và hội đồng liên bang tại Kuala Lumpur. Singapore được độc lập 2 ngày sau đó, vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, sau này đã trở thành ngày Quốc khánh của Singapore. Malaysia là nước đầu tiên công nhận nền độc lập của Singapore.
Khi Singapore giành được độc lập, với rất ít tài nguyên thiên nhiên, đây là một nước không ổn định về chính trị xã hội và không phát triển về kinh tế. Đầu tư nước ngoài và sự công nghiệp hóa do nhà nước chỉ đạo đã tạo ra một nền kinh tế dựa chủ yếu trên xuất khẩu hàng điện tử và gia công.
Độc lập đồng nghĩa với tự túc, Singapore đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong giai đoạn này, bao gồm nạn thất nghiệp, thiếu nhà ở, đất đai và tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ. Với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và Đồng Minh, trong nhiệm kỳ của mình từ năm 1959 đến 1990, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã từng bước kiềm chế thất nghiệp, lạm phát, tăng mức sống và thực hiện một chương trình nhà ở công cộng với quy mô lớn. Các cơ sở hạ tầng kinh tế của đất nước được phát triển, mối đe dọa của căng thẳng chủng tộc được loại bỏ và một hệ thống phòng vệ quốc gia được thiết lập. Singapore từ một nước đang phát triển trở thành một nước phát triển vào cuối thế kỷ 20.
Singapore cận đại và ngày nay
Năm 1990, Goh Chok Tong trở thủ tướng thứ 2, vào thời điểm đó phải đối mặt với nhiều khó khăn bao gồm ảnh hưởng kinh tế từ cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997, sự lan tràn của SARS năm 2003 cũng như những đe dọa khủng bố từ Jemaah Islamiah, hậu 11 tháng 9 và các vụ đánh bom ở Bali.
Từ ngày 12/8/2004, Lý Hiển Long, con trai cả của Lý Quang Diệu, trở thành thủ tướng thứ ba cho đến ngày nay.
Lý Hiển Long nhận chức bộ trưởng tài chính từ 2001 – 2007, nếu nhìn về lịch sử đúng ra Lý Hiển Long sẽ lên làm thủ tướng sớm hơn, nhưng Lý Quang Diệu lại có cái đầu tư duy khác… cho rằng cần hiểu rõ về tài chính giỏi và có kinh nghiệm thì mới lãnh đạo đất nước giỏi. Tính đến thời điểm này từ hồi Lý Hiển Long làm thủ tướng Đảo Quốc Singapore phát triển vượt bật về kinh tế và trở thành 1 quốc gia giàu có đáng nể nhất Châu Á.
Singapore lấn biển
Singapore đã tăng được diện tích đất của họ thêm 1/4, từ 580 km2 (bằng với diện tích Phú Quốc 574km) lên 728,6 km2 (2023) chưa tính diện tích sử dụng trên biển, trên bầu trời, dưới lòng đất.
Dự kiến đến năm 2030, chính phủ Singapore tham vọng sẽ mở rộng diện tích đất của họ lên 776 km. Và trong tương lai, Singapore cũng có ý định xây dựng siêu cảng Tuas nằm trên mặt nước.
Các khu vực nổi tiếng và tuyệt đẹp nó đã từng là biển cả:
- Sân bay Changi Singapore
- Khách sạn Marina Bay Sands 57 tầng
- Gardens by the Bay của Singapore, công trình năm trên phần đất hơn 1 km2 có được nhờ lấp biển.
Để thành công lấn biển như ngày nay là sự góp cát tuyệt vời của các nước láng giềng: Indonesia, Malaysia, Campuchia, Việt Nam (67 triệu m3 / 10 năm)
Năm 2016, chính phủ Singapore đã cho lắp đặt những tấm pin mặt trời khổng lồ trên biển, bước đầu xây dựng một nhà máy điện nổi.
Tính đến nay 2018, Singapore hoạt động kinh tế chủ lực như sau:
1. Lọc hóa dầu và cung cấp xăng dầu cho tàu biển: biến Singapore trong việc trở thành “trạm xăng của thế giới”, vì đang thuận lợi “Các con tàu khởi hành từ Kênh đào Suez, lấy nhiên liệu từ đó và điểm tiếp theo chúng dừng tiếp nhiên liệu là Singapore”, Wang giáo sư cơ khí quốc gia Singapore: “đề xuất ý tưởng xây dựng những container khổng lồ trên biển để chứa dầu, vì nhiên liệu nhẹ hơn nước, chúng sẽ nổi”
2. Cảng hàng hải trung chuyển hàng hóa, đây là hoạt động chủ lực giúp Singapore bước đầu trở nên giàu mạnh
3. Hoạt động trung tâm tài chính trong khu vực Đông Nam Á. Hơn 200 ngân hàng đặt tại Singapore hoạt động 24/24
4. Dịch vụ trạm không lưu của bầu trời: Sân bay Changi là trạm chuyển tiếp hầu hết các hãng hàng không trên thế giới ở những chặn đường xa. Và cũng như hải cảng biển, Sân bay Changi tiếp nhận trung truyển hàng hóa, du khách, khách du lịch. Con số cho thấy vào năm 2019, Changi đã đón được khoảng 68,3 triệu lượt khách / năm sử dụng công suất 4 nhà ga T1 T2 T3 T4, và với nhà ga T5 sẽ khánh thành vào năm 2030 sẽ giúp Singapore đón khoảng 130tr/ khách năm
5. Du lịch Singapore
Top 5 những điều Singapore không có
(Cập nhật 2023) Tính đến nay, Singapore xác định rõ nét về các hoạt động phát triển kinh tế mũi nhọn được trình bày ở phần trên, sau đây là một số hạng mục tiêu dùng cuộc sống mà Singapore phải mua bên ngoài, hay nói rõ hơn là Singapore mua mọi thứ có thể chứ không sản xuất:
- Nước ngọt: Singapore mua nước từ nước láng giềng, Singapore trữ nước mưa ở các hồ, Singapore tái sử dụng nước sinh hoạt, Singapore tái tạo nước biển thành nước ngọt. Đến cả nước Singapore vẫn đi mua, và đặt biệt là không đào giếng ngầm, vì họ tập trung phát triển diện tích ngầm dưới lòng đất. 4 phương tứ phía tận thu diện tích để dùng.
- Nông nghiệp: Thời gian đầu họ có cho trồng cây ngắn ngày và nuôi gia súc để nhằm mục đích dữ trữ lương thực. Nhưng tai nạn xe ô tô ngày càng nhiều do trâu bò gây nên và mua nước giá cao thu không bù chi – dẫn đến không hiệu quả, nên sau đó ông Lý Quang Diệu đã quyết định bỏ nông nghiệp.
- Công nghiệp nặng, may mặc, sản xuất thiết bị cơ khí sắt thép: không có, toàn bộ nhập khẩu
- Singapore bia rất ngon: nhưng toàn là bia nhập, do là trung tâm điểm dừng tiếp nguyên liệu dầu của tàu hàng hóa, nên thuận tiện nhập khẩu bia từ các quốc gia tiên tiến chính hãng ngon lành
- Ngành ngư nghiệp: Không có, nếu có thì tự phát nhỏ lẻ, toàn bộ các siêu thị thu mua hải sản từ các thuyền bè đánh cá ngoài phạm vi singapore
HDV Singapore