Đảo Phú Quốc 10 năm nhìn lại

Tóm tắt trong 10 năm từ 2010 – 2020, những thay đổi lớn nhất đáng ghi nhớ tại Đảo Phú Quốc Việt Nam.

Bản đồ đảo Phú Quốc
Bản đồ đảo Phú Quốc

*Đảo cách xa Rạch Giá 120km và cách Hà Tiên 45km. Toàn đảo có chiều dài 49km và chiều ngang 27km.

Năm 2010: Khởi động tăng trưởng

  • Huyện đảo này đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 75 dự án, với tổng vốn 52.337 tỷ đồng, trong đó có 49 dự án nằm trong các khu chức năng theo quy hoạch. Hiện số dự án đang hoàn thiện thủ tục để được cấp giấy chứng nhận đầu tư là 179 dự án.
  • Nhận định rõ cách làm du lịch kiểu cũ là “cây nhà lá vườn”, hình thức này không níu chân và không để lại ấn tượng gì cho du khách. Nên quyết tâm từ năm này sẽ thay đổi, với mục đích nâng số lượng khách hiện tại khoảng 300.000 người / năm lên con số cao hơn.

Năm 2012: Sáng ngày 15/12, sân bay quốc tế Phú Quốc chính thức đưa vào hoạt động

  • Cảng HKQT Phú Quốc là dự án sân bay quốc tế đầu tiên được xây dựng mới hoàn toàn kể từ sau năm 1975, có tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng bằng 100% nguồn vốn của Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam, nay là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và được xây dựng theo tiêu chuẩn cấp 4E của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), đáp ứng hoạt động của các loại máy bay hiện đại như Boeing B777, 747-400 và tương đương, quy trình khai thác hàng không được áp dụng tiêu chuẩn mức C của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế IATA.

Năm 2014: thời khắc đáng nhớ của người dân trên đảo vào thứ 4, 05/02/2014

Huyện đảo Phú Quốc chính thức có điện lưới quốc gia. Đây là công trình lớn của ngành điện mang lại ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của huyện đảo Phú Quốc.

  • Tổng mức đầu tư cho Dự án cáp ngầm 110kV xuyên biển Hà Tiên – Phú Quốc là 2.336 tỷ đồng, gồm đường dây 2 mạch 110kV đấu nối đầu cáp ngầm phía bờ Hà Tiên; Đường dây 2 mạch 110kV Phú Quốc chiều dài 7,6km và Trạm biến áp Phú Quốc 110/22kV – 40MVA.
  • Hạng mục chính là tuyến cáp ngầm 110kV xuyên biển chiều dài 57,33km, có kết cấu 1 sợi cáp 3 lõi 630mm2. Điểm đầu của tuyến cáp ngầm bắt đầu từ xã Thuận Yên, thị xã Hà Tiên và điểm cuối tại xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc.
  • Trước đó, để đấu nối cho dự án cáp ngầm Phú Quốc và tăng cường khả năng cung cấp điện cho thị xã Hà Tiên, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã đầu tư 2 công trình lưới điện 110kV đồng bộ với dự án này, bao gồm: Đường dây 2 mạch 110kV Kiên Lương – Hà Tiên có chiều dài 18,2km, tổng mức đầu tư 76,69 tỷ đồng và Trạm biến áp 110/22kV – 40MVA Hà Tiên có công suất 40MVA, tổng mức đầu tư 51,2 tỷ đồng, đã đóng điện vận hành vào tháng 2/2013.
  • Ngoài ra, Tổng công ty Điện lực miền Nam cũng triển khai công trình các lộ ra 22kV Phú Quốc có tổng mức đầu tư 18,2 tỷ đồng và các công trình đầu tư, sửa chữa lưới điện phân phối trên huyện đảo Phú Quốc có tổng mức đầu tư 24,75 tỷ đồng với mục tiêu nâng cao năng lực cung cấp điện và cấp điện mới cho nhân dân ở khu vực các xã Gành Dầu, Bãi Thơm cũng như các phụ tải quan trọng khác trên huyện đảo Phú Quốc như sân bay quốc tế Phú Quốc, cảng biển quốc tế An Thới…
  • Dự án cáp ngầm 110kV xuyên biển Hà Tiên – Phú Quốc, giúp cho người dân và các doanh nghiệp trên huyện đảo Phú Quốc sẽ được sử dụng một nguồn điện an toàn, ổn định đem lại giá trị thu nhập tăng thêm trên 200 tỷ đồng cho huyện đảo nhờ được giảm giá điện từ mức trung bình là 5.060 đ/kWh xuống theo giá đất liền (Giảm gần ~1/2 giá).

Năm 2014: đảo Phú Quốc đã được công nhận là đô thị loại 2, là thành phố Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang.

Năm 2015:

  • Sở Du lịch Kiên Giang – cho biết nếu như năm 2010 Phú Quốc chỉ đón khoảng ~ 300.000 khách thì đến năm 2015, hòn đảo này đã đón khoảng 1 triệu lượt khách.
  • Sáng 17/7/2015, nhà máy nước Dương Đông, chính thức đi vào hoạt động. Với kinh phí 12 triệu USD (296 tỷ đồng)

Năm 2018: Phú Quốc thăng hoa du lịch và bất động sản.

  • Hệ thống đường giao thông quanh đảo, xuyên đảo, đường xương cá kết nối các trục chính, đường ven biển, khu phố đi bộ… đã được xây dựng đồng bộ, đảm bảo tốc độ xe lưu thông trên đảo bình quân đạt 60km/h.
  • Phú Quốc đã trở thành điểm đến cực kỳ hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước với hơn 22.000 phòng lưu trú (2019), hơn một nửa trong số đó có tiêu chuẩn từ 3-5 sao với sự đầu tư của nhiều tập đoàn lớn. (nguồn: tuổi trẻ)

Năm 2019: Phú Quốc đã đón trên 4 triệu lượt du khách trong và ngoài nước

Và năm 2020 nếu không có dịch COVID-19 thì dự kiến Phú Quốc đón khoảng 5 triệu lượt khách.

  • Tính chung giai đoạn 2010 – 2019, mỗi năm tốc độ tăng trưởng lượt du khách và doanh thu từ du lịch của Phú Quốc khoảng 20-30%. Năm 2019, doanh thu du lịch của Phú Quốc đạt trên 5.700 tỉ đồng, chiếm trên 90% tổng doanh thu du lịch của toàn tỉnh Kiên Giang.
  • Trong cơ cấu GDP của Phú Quốc hiện nay, lĩnh vực du lịch – dịch vụ chiếm tới 70%, tương ứng với con số đó là 70% dân số trên đảo (kể cả lao động nhập cư).

Năm 2020: năm Covid thứ nhất

  • Lo ngại về lĩnh vực như an ninh, trật tự xã hội, quản lý đô thị, đất và rừng, tài nguyên – môi trường, đầu tư, xây dựng, du lịch, dịch vụ…
  • Hiện Phú Quốc có hơn 300 dự án của các nhà đầu tư vào Phú Quốc, diện tích đất phải thu hồi hơn 10.800ha để giao cho nhà đầu tư; nhà đầu tư đăng ký, cam kết đầu tư vào Phú Quốc hơn 370.000 tỉ đồng, tương đương 16 tỉ USD. Đến nay, huyện có 215 phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư với số tiền phải trả cho người dân gần 8.000 tỉ đồng, số dân bị ảnh hưởng hơn 9.000 hộ.
  • Báo động thiếu nước sinh hoạt.
  • Chờ duyệt Phú Quốc trở thành khu hành chính – kinh tế đặc biệt.

Sở dĩ ngành du lịch phát triển mạnh như vừa qua là do hệ thống hạ tầng trên đảo Phú Quốc đã được đầu tư cơ bản hoàn thiện theo định hướng của Chính phủ là: “Xây dựng đảo Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao của cả nước, khu vực và thế giới”.

Năm 2023: Phú Quốc bị làng sóng tẩy chay vì “dịch vụ kém và chặt chém giá”

Năm 2024: Phú Quốc bị ảnh hưởng năm 2023 và kinh tế suy thoái chưa chấm dứt, tình hình vẫn tồi tệ cho đến cuối năm.

HDV tổng hợp.