Đình Tân Hưng là ngôi đình nổi tiếng trong lịch sử đấu tranh của nhân dân Cà Mau. Năm 1992, Bộ VH-TT đã công nhận Đình Tân Hưng là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đình Tân Hưng là nơi treo cờ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên tại Cà Mau (năm 1930). Đây còn là nơi đóng quân của Bộ chỉ huy Mặt trận Tân Hưng, mặt trận chống Pháp tại Cà Mau
Đình Tân Hưng Cà Mau
Đình Tân Hưng nằm bên bờ kênh Rạch Rập, cách TP.Cà Mau 4km về hướng nam và cách Quốc lộ 1A khoảng 200m (ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, TP.Cà Mau). Được xây dựng từ năm 1907, do thời gian và chiến tranh làm hư hỏng, sau nhiều lần được trùng tu, sơn sửa, Đình Tân Hưng mới có diện mạo như ngày nay.
Tại nơi đây, vào năm 1930, lá cờ búa – liềm của Đảng Cộng sản Đông Dương (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam) được treo trên ngọn cây trước đình. Đây cũng là nơi hội họp của các đồng chí cách mạng khi nơi đây đặt Bộ Chỉ huy Mặt trận Tân Hưng vào những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
Đình được xây dựng năm 1907 trải qua thời gian chiến tranh, đình bị hư hỏng toàn bộ. Trên nền đó, người dân địa phương cho dựng một ngôi đình khác nhỏ hơn gồm một gian hai chái, mái lợp ngói âm dương, trên nóc đúc hai rồng chầu, dưới chân các cột ở trước mặt đình đều có kê đá tảng. Phía trước đình có bức bình phong bằng gạch đắp hình hổ, hai bên có hai trụ gạch vuông, đỉnh trụ đắp hình hai bông sen. Hai bên sân có hai miếu thờ nhỏ.
Đình Tân Hưng từng được sắc phong Bổn cảnh Thành Hoàng năm Tự Đức thứ 5 (tức năm 1852). Theo các vị cao niên địa phương, trên sắc thần có ghi 8 chữ: “Chánh trực – Hựu hiền – Đôn ngưng – Chi thần”; do chiến tranh loạn lạc, sắc thần của đình Tân Hưng đã bị thất lạc, người dân chỉ còn lưu giữ được ống đựng sắc thần cho đến nay.
Nghi thức lễ nghi hằng năm
Tuy nhiên, hằng năm, vào lễ kỳ yên, người dân vẫn tổ chức cúng rất trang nghiêm, ngoài ý nghĩa tâm linh, tỏ lòng thành kính đối với các vị thần, thành hoàng phò hộ, còn nhằm tưởng nhớ đến những người có công với nước đã ngã xuống trên mảnh đất này.
Theo thông lệ hằng năm, cứ đến mùng 10 và 11-5 âm lịch, người dân trong vùng và nhiều nơi khác trong tỉnh, từ Tp.Cà Mau cho đến tận vùng Năm Căn, Đất Mũi, lại nô nức tề tựu về dự lễ Kỳ yên, lễ cúng linh thần của đình thần Tân Hưng, người dân vẫn tổ chức cúng rất trang nghiêm, ngoài ý nghĩa tâm linh, tỏ lòng thành kính đối với các vị thần, thành hoàng phù hộ, còn nhằm tưởng nhớ đến những người có công với nước đã ngã xuống trên mảnh đất này.
Tuy ngày 11 mới là lễ chính, nhưng vào trưa ngày mùng 10 các bô lão trong làng tiến hành Lễ rước sắc thần để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, làm ăn phát đạt. Đình Tân Hưng được xem như là chứng tích lịch sử của Cà Mau nói riêng và của Nam Bộ nói chung.
Tina