Khu dự trữ sinh quyển thế giới là gì?

Theo UNESCO, Khu dự trữ sinh quyển là “những khu vực hệ sinh thái bờ biển và trên cạn giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn sự đa dạng sinh học với việc sử dụng bền vững khu vực đó”.

Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà
Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà

7 tiêu chí để trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới là:

  1. Khu vực đề cử có đại diện đa dạng các hệ sinh thái của những khu vực địa lý sinh vật chính, bao gồm cả những giai đoạn phát triển có sự tác động của con người.
  2. Khu vực đề cử có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao.
  3. Khu dự trữ sinh quyển đó có thể thực hiện phát triển theo hướng bền vững tại khu vực.
  4. Khu dự trữ sinh quyển có diện tích thích hợp để đáp ứng được ba chức năng của khu dự trữ sinh quyển.
  5. Khu vực đó có đủ những vùng thích hợp.
  6. Có sự sắp xếp theo cấp độ của những thành phần liên quan, những người tham dự, những đối tượng quan tâm tại những khu vực phù hợp để cùng thực hiện những chức năng của khu dự trữ sinh quyển.
  7. Cơ chế thực hiện việc quản lý và bảo tồn được UNESCO chấp nhận.

Sự khác nhau giữa khu dự trữ sinh quyển với một vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên?

– Mỗi Vườn Quốc Gia hay khu Bảo Tồn Thiên Nhiên chỉ là một phần trong một khu Dự Trữ Sinh Quyển. Mỗi khu Dự Trữ Sinh Quyển có thể có nhiều vùng lõi là các Vườn Quốc Gia hay khu Bảo Tồn Thiên Nhiên. và vì thế,

– Mỗi Vườn Quốc Gia hay khu Bảo Tồn Thiên Nhiên chỉ thực hiện một trong ba chức năng của một khu Dự Trữ Sinh Quyển, đó là chức năng bảo tồn. Trong khi khu Dự Trữ Sinh Quyển, ngoài chức năng bảo tồn (thiên nhiên là chủ yếu) còn thực hiện chức năng phát triển (kinh tế, văn hóa, du lịch sinh thái…) và chức năng hỗ trợ nghiên cứu khoa học, giáo dục (nâng cao trình độ dân trí…)

Unesco là gì?

  • Tên tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization.
  • Tên tiếng Việt: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc

Đầu năm 1942, trong khi Chiến tranh thế giới Hai đang diễn ra khốc liệt thì chính phủ các nước châu Âu trong khối liên minh chống phát xít đã tổ chức một hội nghị tại Vương quốc Anh, có tên là “Hội nghị Các bộ trưởng giáo dục của các quốc gia đồng minh” (Conference of Allied Ministers of Education, CAME) để bàn bạc và chuẩn bị cho các vấn đề sau chiến tranh. Thế chiến Hai vừa kết thúc, trong khi các quốc gia đang phải vật lộn với tình hình hậu chiến đầy khó khăn thì các nước đồng minh đã tính tới ngay việc xây dựng một hệ thống giáo dục phục vụ cho thời bình. Một dự án khẩn trương đã đạt được một sự nhất trí mang tính toàn cầu. Các quốc gia mới bao gồm các thành viên của Liên Hợp Quốc đã quyết định tham gia vào dự án này.

Theo lời kêu gọi của CAME, một hội nghị đã được triệu tập trong khuôn khổ của Liên Hợp Quốc (ra đời trước đó không bao lâu, ngày 24-10-1945), để bàn về việc thành lập một tổ chức về văn hoá và giáo dục (ECO/CONF) diễn ra tại London từ ngày 1 đến 16 tháng 11 năm 1945. Hội nghị diễn ra ngay sau khi chiến tranh vừa mới kết thúc. Hội nghị đã thu hút được sự tham gia của đại diện 44 quốc gia. Căn cứ theo đề nghị của Pháp và Anh, là hai nước được coi là chịu thiệt hại nặng nề trong cuộc chiến tranh vừa qua, các đại biểu đã đi đến nhất trí về việc thành lập một tổ chức quốc tế tiêu biểu,xứng đáng với một nền văn hoá vì hoà bình. Các quốc gia mong mỏi tổ chức này hướng tới việc thiết lập “một tình đoàn kết về trí tuệ và lương tri của toàn nhân loại” và hành động nhằm loại bỏ nguy cơ chiến tranh.

Kết thúc Hội nghị có 37 trong số 44 nước đã quyết định việc thành lập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (gọi tắt là UNESCO). Ngày 16-11-1945 Hội nghị đã ký thông qua nội dung Công ước UNESCO. Công ước này đã có hiệu lực sau đó một năm, vào ngày 4-11-1946, sau khi được chính phủ của 20 trong số 37 quốc gia tham gia hội nghị London phê chuẩn. Ngày 16-11-1945 được coi là ngày ra đời UNESCO. Hai mươi quốc gia đầu tiên phê chuẩn Công ước UNESCO được coi là các thành viên ban đầu (Sáng lập viên) của UNESCO, đó là: Ai Cập, Vương Quốc Anh, Ấn Độ, Australia, Brazil, Canada, Đan Mạch, Cộng hoà Dominican, Tiệp Khắc, Pháp, Hoa Kỳ, Hy Lạp, Lebanon, Mexico, Na Uy, Nam Phi, New Zealand, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc. Đại hội đồng đầu tiên của UNESCO được tổ chức tại Paris, Pháp từ ngày 19-11 đến 10-12-1946 với sự tham gia của đại diện của 30 chính phủ thành viên có quyền bầu cử.

Đến nay hoạt động của Unesco ngày càng mạnh mẻ bởi sự chấp thuận và hợp tác từ các quốc gia tăng cao

HDV