Lễ hội thành Gióng (Lễ hội Gióng) được tổ chức ở đền Phù Đổng hằng năm. Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày mùng 7, 8, 9 tháng 4 Âm lịch
Truyền thuyết Thánh Gióng
Hội Gióng được dựa trên truyền thuyết về một cậu bé ở đền Phù Đổng, là một hình tượng siêu nhiên nhưng đậm tín nhân văn khi bộc lộ được khí chất của dân tộc. Cậu bé được mẹ sinh ra sau khi ướm chân vào vết chân khổng lồ ở vườn cà. Lên 3 tuổi mà vẫn chưa biết nói, biết cười, suốt ngày cậu chỉ nằm trong thúng treo trên gióng tre, vì thế được đặt tên là Gióng.
Đất nước rơi vào giai đoạn chiến tranh, kêu gọi hiền tài góp sức, quân lính phát loa khắp thôn làng.
Vậy mà khi nghe thấy lời kêu gọi của nhà Vua tìm người tài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Gióng bỗng nói được, ăn được rất nhiều. Gióng bỗng lớn nhanh như thổi. GIống cưỡi ngựa sắt – cầm cây tre, rồi xung phong ra trận cứu nước, cứu dân. Sau khi dẹp tan quân giặc, Ngài về núi Sóc rồi cưỡi ngựa sắt bay lên trời.
Lễ hội Gióng
Hội Gióng là một vỡ kịch dân gian rộng lớn được nối tiếp nhiều thế hệ với hàng trăm vai diễn chỉ để mô phỏng theo một kịch bản đã được chuẩn hoá. “Rước khám đường” là trinh sát giặc; “Rước nước” là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm” là đi đàm phán kêu gọi hoà bình; “Rước trận Soi Bia” là mô phỏng cách điệu trận đánh ác liệt. Trong trận này, roi sắt gãy, ông Gióng phải dùng tre đằng ngà, một vũ khí tượng trưng sức mạnh nội lực của dân tộc để tiếp tục đánh đuổi quân giặc. Với chiến thắng đó, “Trận Soi Bia” là chiếc bia soi muôn đời đối với những kẻ nào muốn nhòm ngó đất nước.
Lễ hội cũng là dịp để tôn vinh, quảng bá và giới thiệu Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận và di tích cấp quốc gia đặc biệt đến nhân dân và bạn bè trong và ngoài nước.
HDV