4 vùng đất xưa trong Nam Kỳ Lục Tỉnh , ngày nay gọi là Miền Tây Nam Bộ gồm 12 tỉnh thành và 1 thành phố
1. Tỉnh Long An
Nguồn gốc tên gọi Long An có nghĩa là một vùng đất lớn yên ổn an toàn
安 An: yên ổn, an toàn
隆 Long: đầy đủ, hưng thịnh, lớn, tốt đẹp
Tỉnh Long An thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có tọa độ địa lý từ 105 độ 30 phút đến 106 độ 47 phút kinh độ Đông và 10 độ 23 phút 40 đến 110 độ 2 phút 00 vĩ độ Bắc, các trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 45 km theo Quốc lộ 1
Dù được xếp vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An là cửa ngỏ của đồng bằng sông cửu long, nằm trong khu vực chuyển giáp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Sở hữu vị trí địa lý khá đặc biệt bên cạnh đó còn phụ thuộc vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ, Long An được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.
2. Tỉnh Tiền Giang
Nguồn gốc tên gọi Tiền Giang : Sông Mekong đài hơn 4300km đến An Giang chia ra làm 2 nhánh sông, sông Tiền và sông Hậu, 2 vùng đất này ôm trọn 2 con sông nên được đặt tên cho 2 tỉnh Tiền Giang và Hậu Giang
- Tiền là trước, Giang là sông : Sông Tiền = Tiền Giang
Dễ nhận ra, tên gọi tỉnh Tiền Giang được đặt theo sông Tiền, con sông chính chảy qua tỉnh, đồng thời là một trong hai dòng sông chính bồi đắp nên đồng bằng sông Cửu Long. Theo đo đạc, sông Tiền có tổng chiều dài hơn 234 km.
Nguồn gốc tên gọi Mỹ Tho :
Trong các tư liệu cổ Việt Nam, cái tên Mỹ Tho gồm chữ “Mỹ” viết bằng chữ Nho nghĩa là “đẹp”, còn chữ “Tho” lại được viết bằng chữ Nôm (do từ “Tho” không có trong tiếng Hán – Việt) nghĩa là “thơm” (như trong từ “thơm tho”).
3. Tỉnh Vĩnh Long
Nguồn gốc tên gọi Vĩnh Long: Theo một số tư liệu, tên gọi tỉnh Vĩnh Long là tên ghép của hai địa danh vốn có từ trước là châu Định Viễn, huyện Long Hồ (sau này “Viễn” được đọc chệch thành “Vĩnh”). Tên gọi này còn có thể ngụ ý: “sự thịnh vượng (long) bền lâu, mãi mãi (vĩnh)”.
4. Tỉnh Bến Tre
Nguồn gốc tên gọi Bến Tre: Tên gọi tỉnh Bến Tre bắt nguồn từ tiếng Khmer là “Srôk kompong Trey”. Sau này người Việt dịch chữ Srôk thành Bến và giữ phiên âm Trey lại, đọc phiên âm tiếng Việt từ Trey thành Tre.
5. Tỉnh Đồng Tháp
Nguồn gốc tên gọi Đồng Tháp: Thuở xa xưa kia nơi đây có ngọn tháp 10 tẩng nằm ở cánh đồng lớn. Theo thời gian trôi, người ta gọi nơi này là Đồng Tháp Mười, nhưng trong đơn vị hành chính gọi là Đồng Tháp. Quan điểm này chưa được các nhà sử học xác thực.
6. Tỉnh Trà Vinh
Nguồn gốc tên gọi Trà Vinh có nguồn gốc từ tiếng Khmer là “Preáh Trapeng”, có nghĩa là Ao Phật. Tên gọi này bắt nguồn từ giai thoại về một tượng Phật bằng đá được tìm thấy trong ao ước. Sau này người Việt đã đọc “Trapeng” thành Trà Vinh.
7. Tỉnh Sóc Trăng
Nguồn gốc tên gọi Sóc Trăng có nguồn gốc từ tiếng Khmer là “Srok Kh’leang”, nghĩa là kho chứa bạc của nhà vua. Có lẽ tên gọi này bắt nguồn từ việc vùng đất Sóc Trăng thuở xa xưa là một nơi giàu có, nền sản xuất, thương mại phát triển mạnh.
8. Tỉnh Bạc Liêu
Nguồn gốc tên gọi Bạc Liêu được cho là có nguồn gốc từ “Pô Léo” – phiên âm tiếng Hoa giọng Triều Châu dùng để chỉ xóm nghèo làm nghề chày lưới, đi biển. Ảnh: Dinh thự Công tử Bạc Liêu ở TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
9. Tỉnh Cà Mau
Nguồn gốc tên gọi Cà Mau bắt nguồn từ tiếng Khmer là “Tưk Khmau”, có ghĩa là vùng nước đen. Sau này người dân Việt định cư ở nơi đây đọc “Khmau” thành “Cà Mau”, theo thời gian trở thành tên gọi chung của vùng đất.
10. Tỉnh Kiên Giang
Nguồn gốc tên gọi Kiên Giang bắt nguồn từ một con sông ở Rạch Giá, xưa kia được gọi là sông Kiên. Hay nguồn gốc là tên gọi đọc trại ra từ tiếng Khơ Me thành Kiên Giang… còn nghiên cứu thêm.
11. Tỉnh An Giang.
Nguồn gốc tên gọi An Giang : An có nghĩa là an bình an lành, Giang là con sông, ghép lại có nghĩa là vùng có dòng sông an lành. Tên gọi này mang hàm ý nơi đây có thể định cư lâu dài, khuyến khích di dân, khẩn hoang lập làng. Cũng cùng ý với địa danh Long An… vì thưở xưa nơi đây là vùng hoang vu rất cần người Việt sinh sống khẩn hoang
12. Tỉnh Hậu Giang
Nguồn gốc tên gọi Hậu Giang : Sông Mekong đài hơn 4300km đến An Giang chia ra làm 2 nhánh sông, sông Tiền và sông Hậu, 2 vùng đất này ôm trọn 2 con sông nên được đặt tên cho 2 tỉnh Tiền Giang và Hậu Giang. Dòng sông này có độ dài vào khoảng 230 km.
Chiều dài dòng sông Mekong tham khảo website nongnghiep.vn
A. Thành phố Cần Thơ
Nguồn gốc tên gọi Cần Thơ được bắt nguồn từ tiếng Khmer là “Kìn Tho”, có nghĩa là cá sặc rằn. Đây là loài cá rất thường gặp ở vùng đất Cần Thơ thuở xưa… Sau thời gian đọc theo tiếng Việt trại lại thành Cần Thơ