Sân bay Changi Singapore

Những cột mốc ghi nhớ về hình thành và phát triển của sân bay Singapore hay còn gọi là sân bay Changi

Nhà ga T1 - Sân bay Singapore

1970 – 1972: là sân bay mini, 1972 máy bay siêu thanh đầu tiên đã đáp xuống Singapore.

6/1975: chính quyền đã quyết định xây dựng sân bay mới, đa phần diện tích sân bay là lấn biển.

1977: công trình lấp biển thành sân bay đã hoàn thành

1979: Đã xây dựng xong móng của nhà ga 1 (Terminal 1)

12/1981 Nhà ga 1 Singapore chính thức khai trương, bắt đầu đón các chuyến bay theo lịch trình từ các nước đến và đi Singapore. Và tiếp tục phát triển các hạng mục sân bay tiếp theo.

1983 – 9/1984: là giai đoạn xây dựng tiếp theo và 9/1984 là hoàn tất xây dựng nhà ga 1.

1/1985: Bắt đầu xây dựng nhà ga 2 (terminal 2)

1986: Sân bay Singapore đạt mốc 10 triệu khách/năm

1988: Sân bay Singapore được tạp chí  Business Traveller (Anh) bình chọn là “sân bay tốt nhất thế giới”

Nhà ga T2 – Sân bay Singapore

1991: Nhà ga 2 đi vào hoạt động

1994: Sân bay Singapore đạt mốc 20 triệu khách/năm

1/1997: Sân bay Singapore kết nối với sân bay Hoa Kỳ trong việc bay và trung chuyển lượng khách bay từ Singapore,Singapore là sân bay đầu tiên Châu Á đạt được điều này. 9/1997 là Sân bay Singapore tiếp tục được bình chọn liên tiếp lần thứ 10 là “sân bay tốt nhất thế giới”

10/2000: Khởi công xây dựng nhà ga 3

2/2002: Xây dựng tuyến tàu điện ngầm kết nối với sân bay Singapore

2004: Sân bay Changi vượt mốc 30 triệu khách/năm

2005: Sân bay đã có 19 cổng tiếp nhận được máy bay hạng nặng A380

2007: Chuyến bay A380 đầu tiên của Singapore Airline (SQ380) từ Sân bay Singapore (Nhà ga 2) đi  Sydney.

Nhà ga T3 - Sân bay Singapore

1/2008: Nhà ga 3 đi vào hoạt động. 8/2008 khai trương vườn bướm bên trong khu vực ngoài nhà ga 3, có diện tích 2 tầng rộng 330 mét vuông, được thiết kế như một nơi trú ẩn thiên nhiên nhiệt đới, là nơi sinh sống của hơn 1.000 con bướm lang thang tất nhiên là miễn phí không tính phí lưu đêm cho Bướm.

7/2009: tập đoàn sân bay Changi (CAG) chính thức ra đời để điều khiển các hoạt động – vận hành bay và các thương mại dịch vụ

9/2009: Sân bay đạt được kỷ lục 140.000 khách / ngày và 3,83 triệu lượt khách/ tháng trong năm 2009.

2010: Vượt mốc 40 triệu lượt khách/năm

2013: Vượt mốc 50 triệu lượt khách/năm

2015: Vượt mốc 55 triệu lượt khách/ năm

12/2016: Xây dựng phần cơ bản của nhà 4 hoàn tất

2019: Đón 68,3 triệu lượt khách / năm

Nhà ga T4 - Sân bay Singapore

10/2017: Khai trương nhà ga 4. Tháng 12/2017, đạt mốc 60 triệu khách/ năm

Những điểm nổi bật tuyệt vời của sân bay Changi Singapore T1-T4:

+ Những mặt hàng miễn thuế hàng hiệu – hàng cao cấp được bán bên trong sân bay: Trong đó mặt hàng thuốc lá, rượu và sản phẩm về thời trang được nhiều người mua và quan tâm nhất,

+ Nhà vệ sinh tiêu chuẩn 5 sao

+ Vườn sinh thái – nhiều cây hoa lá xanh tươi thật sống động trong sân bay

+ Có nhiều ghế ngồi miễn phí sang chảnh có thể ngủ được trong khu vực phòng chờ lên tàu bay

+ Tivi và chổ cắm sạc pin nhiều nơi.

+ Chỉ có 1 tầng và lối đi ra sân bay rất dễ dàng.

+ Thảm cao cấp được phủ trên nền 100% trong toàn nhà chờ lên tàu bay (Nhà ga 4), dự kiến tương lai sẽ áp dụng cho các nhà ga còn lại.

Hình kỷ niệm của Sim và thần tượng tại sân bay Singapore

Nhà ga T5 – Sân bay Singapore tương lai

Mô phỏng – Nhà ga T5 – Sân bay Changi tương lai

Nhà ga số 5 (T5) sẽ nằm trong khu phát triển Changi East rộng 1.080 ha và có thể đón khoảng 50 triệu lượt hành khách mỗi năm. Nhà ga T5 sẽ được thiết kế linh hoạt để xây dựng theo hai giai đoạn, phù hợp với tốc độ tăng trưởng lưu lượng và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào khoảng giữa những năm 2030.

Nhà ga T5 sẽ đảm bảo năng lực của Singapore thúc đẩy sự phát triển lâu dài của ngành hàng không, củng cố vị thế của Sân bay Changi như một trung tâm hàng không hàng đầu cho khu vực và hơn thế nữa, đồng thời đảm bảo rằng các thế hệ tương lai của người Singapore có thể tiếp tục được hưởng lợi từ khả năng kết nối toàn cầu của Changi.

Nhà ga T5 sẽ củng cố vị thế của Sân bay Changi như một biểu tượng quốc gia và đảm bảo rằng sân bay sẽ tiếp tục là nơi chia sẻ kinh nghiệm giữa các thế hệ người Singapore, nơi tạo nên những kỷ niệm quý giá với bạn bè và gia đình.

Rút ra bài học kinh nghiệm từ đại dịch Covid-19, nhà ga T5 đã được thiết kế với tính linh hoạt để hoạt động như các thiết bị đầu cuối phụ nhỏ hơn khi cần thiết. Các điều khoản chuyên biệt để giảm lây truyền bệnh cũng sẽ được triển khai trong Nhà ga T5, bao gồm các hệ thống không tiếp xúc tại các điểm tiếp xúc của hành khách và hệ thống thông gió nâng cao.

Nhà ga T5 tận dụng các nguồn điện năng tiết kiệm

Nhà ga T5 sẽ là tòa nhà Siêu tiết kiệm năng lượng Green Mark Platinum, được chứng nhận bởi Cơ quan Xây dựng và Tòa nhà. Để giảm lượng khí thải carbon, các tấm pin mặt trời; hệ thống quản lý tòa nhà thông minh; và làm mát khu vực kết hợp với lưu trữ năng lượng nhiệt sẽ được triển khai. T5 cũng sẽ sẵn sàng cho các giải pháp thân thiện với môi trường như cung cấp năng lượng mặt đất cố định và làm mát, cũng như các loại nhiên liệu thay thế khả thi bao gồm cả việc sử dụng Nhiên liệu Hàng không Bền vững cho máy bay.

Nhà ga T5 áp dụng công nghệ tối đa

Nhà ga T5 sẽ được thiết kế để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai công nghệ, chẳng hạn như xe tự lái và rô-bốt xử lý hành lý, để tự động hóa và số hóa các hoạt động của sân bay, nhằm nâng cao trải nghiệm của hành khách và tăng năng suất lao động. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp địa phương xây dựng năng lực trong các lĩnh vực mới, mới nổi như rô-bốt và trí tuệ nhân tạo, và cuối cùng tạo ra việc làm chất lượng cho người Singapore trong hệ sinh thái sân bay.

HDV Singapore