Tín đồ Hồi Giáo trải rộng trên khắp các lục địa nên số phận của phụ nữ không đồng nhất. Tùy theo luật pháp của mỗi quốc gia, phong tục tập quán của mỗi dân tộc mà số phận phụ nữ ở mỗi nơi cũng khác nhau và cũng như do sự biến chuyển của lịch sử, số phận của phụ nữ Hồi Giáo cũng thay đổi theo.Tuy nhiên, những yếu tố chung của đạo Hồi quyết định phần lớn số phận của các phụ nữ Hồi Giáo. Đó chính là những điều luật về phụ nữ được nêu rõ trong kinh Koran và trong Thánh Luật Sharia (The Holy Law of Islam).
Kinh Koran là cuốn sách thiêng liêng ghi chép các lời của Thiên Chúa Allah (Words of Allah) nên Koran được coi là bộ luật tối cao và không ai có quyền sửa đổi. Bộ luật Sharia được triển khai từ kinh Koran nên cũng là Thánh Luật bất khả xâm phạm.
Theo kinh Koran – minh thị xác nhận uy quyền của đàn ông đối với đàn bà
“Đàn ông có quyền đối với đàn bà vì Chúa đã sinh ra đàn ông cao quý hơn đàn bà và vì đàn ông bỏ tài sản của mình ra để nuôi họ. Đàn bà tốt phải biết vâng lời đàn ông vì đàn ông săn sóc cả phần tinh thần của đàn bà. Đối với những phụ nữ không biết vâng lời, đàn ông có quyền ruồng bỏ, không cho nằm chung gường và có quyền đánh đập”
(Man has the authority over women because God has made the one superior to the other and because they spend wealth to breed them. Good women are obedient because they guard their unseen parts. As for those whom you fear disobedience, admolish them, send them to beds apart and beat them – Koran 4:34)
Theo kinh Koran – đã qui định chế độ y phục của phụ nữ hết sức khắt khe như sau
“Phụ nữ phải mặc che kín hoàn toàn, không được để lộ một phần nào của thân thể trước mặt bất cứ một người đàn ông nào, bao gồm cả mặt và tay” (They dress up completely without showing any part of their bodies, including face and hands to any man – Koran 33:53)
Vì phải che kín hoàn toàn, nên phụ nữ hồi giáo phải dùng khăn che: Các loại khăn này giống như một kiểu áo dài của phụ nữ, che phủ toàn bộ cơ thể và cả gương mặt, chỉ chừa lại phần vải thưa ở mắt để người phụ nữ có thể nhìn ra ngoài. Trước kia có 7 loại khăn che mặt, sau này đa phần các nhóm phụ nữ hồi giáo chỉ sử dụng 5 loại khăn che mặt sau:
Khăn che mặt Burqa
Được làm từ loại vải nhẹ, phần thân áo được may liền với phần nón vừa khít đỉnh đầu, hoặc may liền với chiếc khăn choàng phủ lên toàn bộ gương mặt, vả cả đôi mắt. Loại khăn trùm này vừa mang tính văn hoá vừa thể hiện tín ngưỡng. Khăn burqa có nguồn gốc dành cho cung nữ dưới thời vua Habibullah (1901 – 1919) ở Afghanistan để không cám dỗ đàn ông, do đó được phổ biến và coi là đặc quyền của những người giàu có. Ngày nay, khăn burqa được phụ nữ xem là trang phục mặc hàng ngày và chỉ được cởi bỏ khi ở nhà, tránh xa mọi con mắt của đàn ông không phải chồng, cha, anh em, chú bác, con trai, cháu trai
Khăn che mặt Niqab
Cũng tương tự khăn burqa, che toàn bộ cơ thể và gương mặt nhưng được để lộ đôi mắt.
Niqab là loại khăn trùm phổ biến nhất tại các quốc gia Ả Rập ở vịnh Ba Tư như Ả Rập Saudi, Yemen, Bahrain, Kuwait, Qatar, Oman, và các tiểu vương quốc Ả Rập. Đồng thời loại khăn trùm này cũng phổ biến ở Pakistan.
Được biết xuất xứ của loại khăn này là trang phục của phụ nữ thuộc một tầng lớp nhất định thời đế chế Byzantine (đế chế Đông La Mã). sau đó được du nhập vào văn hoá đạo Hồi khi Ả Rập xâm chiếm Trung Đông.
Việc mặc burqa hay niqab dựa trên việc kinh Koran dạy rằng phụ nữ cần phải ăn vận khiêm nhường, giản dị, kín đáo.
Khăn che mặt Hijab
Là loại khăn trùm chỉ che đầu và cổ, chừa lại gương mặt. Trong tiếng Ả Rập hijab có nghĩa là màn che (curtain) hoặc che phủ (cover).
Hijab cũng mang ý nghĩa là ăn vận khiêm nhường đúng mực. Trong kinh Koran, quyển kinh thánh của người Hồi giáo, và kinh Hadith, quyển sách ghi lại những lời nói và việc làm của Mohammed, yêu cầu cả đàn ông lẫn phụ nữ phải ăn mặc và hành xử khiêm nhường nơi công cộng.
Khăn che mặt Khimar
Là loại mạng 2 phần áo và khăn cùng 1 chất lliệu, thường được làm bằng vải cotton hoặc polyester, đi kèm với một khăn choàng hình ống.
Khăn che mặt Shayla
Là khăn choàng dài hình chữ nhật, phổ biến ở vùng vịnh. Loại khăn này được quấn quanh đầu và quấn chặt ở vai.
Khăn che mặt Chador:
Là một loại khăn làm từ vải mỏng nhẹ. Loại khăn này phổ biến ở Iran, được các phụ nữ Iran mặc ở nơi công cộng. Chador là loại khăn choàng dài hình bán nguyệt, được mặc bằng cách chui đầu và cài nút phía trước. Tuy nhiên nhiều phụ nữ trẻ Iran đã chọn mặc loại khăn trùm Hijab mỏng thay vì Chador.
Theo kinh Koran – có thiên đàng
Là “Khu vườn của lạc thú nhục dục muôn đời, còn ở trên thế gian nầy thì đàn bà là “cánh đồng lạc thú” mà mọi người đàn ông đều có quyền chủ động bước vào nếu muốn: “Women are your field, go into your field whence you please” – Koran 2:221
Theo kinh Koran – Đàn bà bị xã hội Hồi Giáo coi là một thứ công cụ để đẻ con và để thỏa mãn dục tính của đàn ông.
Kinh Koran còn qui định: Khi cha mẹ chia gia tài thì con gái chỉ được hưởng một phần nửa phần của con trai mà thôi. Khi các nhân chứng ra trước tòa làm chứng thì lời chứng của đàn bà chỉ có giá trị bằng một nửa lời khai của đàn ông. Khi nạn nhân là phụ nữ bị giết thì nhân thân chỉ được lãnh một nửa số tiền bồi thường
Theo kinh Koran – Đàn ông có quyền lấy nhiều vợ nhưng đàn bà chỉ được lấy một chồng
Do đàn ông không có tội ngoại tình. Trái lại, đàn bà ngoại tình sẽ bị đem ra công cộng để mọi người ném đá đến chết
Kết luận chung
Trong các nước Hồi Giáo, nữ giới phải chịu nhiều thiệt thòi trong hôn nhân: Tuổi con gái đi lấy chồng trung bình 12 đến 15. Trong các bộ lạc du mục, nhiều khi cha mẹ gả chồng cho con gái lúc mới 5,6 tuổi. Các anh chị em họ gần (cousin) có quyền lấy nhau, đặc biệt là 2 người đàn ông có quyền trao đổi con gái cho nhau (người này làm cha vợ của người kia). Đó chính là trường hợp của Mohammad, Năm 624, Mohammad (54 tuổi) lấy cô Hafsah 18 tuổi, con của Umar làm vợ bé – Trong khi đó, vợ chính của Mohammad mới lên 10, con gái của Abu Bakr. Cả hai cha vợ của Mohammad là Umar và Abu Bakr đều xin cưới con gái út của Mohammad là Fatima. Mohammad không chịu vì ông quá yêu thương Ali là em họ (con của chú ruột) nên ông đã gả Fatima cho Ali. Sau này Ali và Fatima trở nên thánh tổ của giáo pháo Shiites. Shiites có nghĩa là đảng của Ali (partisans of Ali).
Trải qua 14 thế kỷ, kinh Koran đã gieo biết bao tai họa cho các phụ nữ Hồi giáo nhưng vì các tín đồ ngoan đạo đều coi Koran là “Chân lý tối hậu của Thiên Chúa” (The Final Truth of Allah) nên không ai dám coi đó là những điều vô lý hoặc bất công. Các tín đồ nam cũng như nữ không còn con đường nào khác là phải tuyệt đối phục ý Chúa vì Đạo Hội có nghĩa là sự vâng phục hoàn toàn ý của Chúa (Submission of God).
Do đó, những điều gì dù bất công và vô lý đã được kinh Koran và thánh luật Sharia áp đặt lên số phận phụ nữ cũng đều trở thành bất di bất dịch trong các nước Hồi Giáo.
Theo kinh Koran – phụ nữ có 2 quyền lợi
- Một là, không phải đi làm, mọi việc chồng nuôi, cuối tháng chỉ nhận sinh hoạt chi phí thỏa thuận
- Hai là, có quà công bằng giữa các bà vợ, công bằng có nghĩa là khi chồng có 4 vợ thì phải mua 4 phần quà.
– Ví dụ: Chồng mua cho vợ thứ 4 1 xe hơi xịn, thì phải mua thêm 3 chiếc còn lại tặng cho 3 vợ trước.
Điều sau cùng có lợi là đấng sinh thành, và tài sản từ con gái mang về, vì nhiều khi tiền chi phí cuộc sống và có quà công bằng xài dư ra đem về biếu mẹ ruột. Nếu bạn là phụ nữ bạn nghĩ sao? bạn thích làm phụ nữ hồi giáo cho khỏe tấm thân?
Sim sưu tầm từ source: Islam world, John L Esposition