Quốc kì Hàn Quốc (Taegeukgi) tượng trưng cho uy quyền và tôn nghiêm của Đại hàn dân quốc, lá cờ Hàn Quốc thể hiện truyền thống và ý tưởng của quốc gia bằng màu sắc và hình dáng đặc trưng riêng.
Taegeukgi tượng trưng cho uy quyền và tôn nghiêm của Đại hàn dân quốc lá quốc kỳ thể hiện truyền thống và ý tưởng của quốc gia bằng màu sắc và hình dáng đặc trưng riêng.
Taegeukgi là tên gọi quốc kỳ Hàn Quốc
Ý nghĩa lá cờ Hàn Quốc
Quốc kỳ Hàn Quốc bao gồm 1 vòng tròn được tạo thành bởi 2 hình bán nguyệt, 1 màu xanh và 1 màu đỏ có dạng như lốc xoáy (biểu tượng thái cực lưỡng nghi), 4 góc là 4 nhóm vạch nổi bật trên nền trắng tượng trưng cho 4 quẻ trong bát quái của âm dương ngũ hành.
1. Nền của quốc kỳ Hàn Quốc
Nền trắng của lá cờ tượng trưng cho sự tinh khiết, tính đồng nhất và tinh thần yêu chuộng hòa bình của dân tộc Hàn. Trong lịch sử, dân tộc Hàn có truyền thống mặc áo trắng và được gọi tên là “dân tộc Bạch y”. Bởi vậy màu trắng cũng được xem là màu biểu tượng cho dân tộc Hàn.
2. Thái cực lưỡng nghi trên lá cờ Hàn Quốc
Vòng tròn ở giữa lá cờ được chia làm 2 nửa hình bán nguyệt đối xứng với nhau gồm màu xanh và màu đỏ có dạng như lốc xoáy. Đây là hình trang trí có tính truyền thống mà dân tộc Hàn đã sử dụng từ thời cổ đại. Màu xanh là biểu tượng của âm, tượng trưng cho hy vọng. Màu đỏ tượng trưng cho dương, chỉ sự tôn quý. Vòng tròn âm dương này tượng trưng cho sự sinh thành phát triển tương hỗ lẫn nhau trong quan hệ đối lập. Vì vậy, thái cực là căn nguyên của vạn vật trong vũ trụ, là khởi nguồn của sinh mệnh con người. Nó là sự tuần hoàn vĩnh cửu không bao giờ dứt.
3. 04 quẻ trên quốc kì Hàn Quốc
Bốn góc của quốc kỳ Hàn Quốc (Taegeukgi) được trang trí bởi 4 quẻ trong âm dương ngũ hành.
- Quẻ Càn tượng trưng cho trời, mùa xuân, phương Đông và lòng nhân từ.
- Quẻ Ly tượng trưng cho mặt trời, mùa thu, phương Nam và có nghĩa (Nho Giáo).
- Quẻ Khảm tượng trưng cho mặt trăng, mùa đông, phương Bắc và sự thông thái.
- Quẻ Khôn tượng trưng cho đất, mùa hè, phương Tây và sự ngay thẳng hào hiệp.
04 quẻ này tuần hoàn phát triển không có điểm dừng: Càn Ly Khôn Khảm.
Quốc kỳ Hàn Quốc tượng trưng cho uy quyền và sự tôn nghiêm, thể hiện truyền thống và ý tưởng của quốc gia qua màu sắc và hình dáng đặc trưng riêng. Như vậy, Taegeukgi là tượng trưng cho sự trường tồn mãi mãi, cho hy vọng và hòa bình.
Thiết kế của nó tượng trưng cho thuyết âm dương của triết lí phương Đông. Vòng tròn ở giữa lá cờ chia thành 2 phần bằng nhau. Phần màu đỏ ở phía trên thể hiện sức mạnh vũ trụ có trước của dương. Ngược lại phần màu xanh ở dưới thể hiện sức mạnh vũ trụ phản hồi của âm. 2 sức mạnh này tượng trưng cho quan niệm về sự vận động cân bằng và hòa hợp liên tục vốn là đặc điểm của vũ trụ vô tận. Bốn góc xung quanh hình tròn là bốn hình khối. Mỗi hình khối tượng trưng cho một trong 4 yếu tố của vũ trụ:
- Góc trên-bên trái: Trời
- Góc trên- bên phải: Nước
- Góc dưới- bên trái: Lửa
- Góc dưới- bên phải: Đất
Nền trắng của Taegeukgi biểu tượng cho ánh sáng và sự tinh khiết phản ánh khát vọng truyền thống của người Hàn Quốc hướng tới hòa bình.
Chính vì vậy người dân Hàn Quốc luôn hòa đồng trong việc thực thi những nhiệm vụ mà quốc gia giao phó nhằm thống nhất đất nước và hướng tới một thế giới hòa bình và thịnh vượng.
Sự ra đời của Đại Hàn Dân Quốc đi kèm với lá cờ
Lần đầu tiên Hàn Quốc nhận thấy sự cần thiết phải có một lá quốc kỳ là khi Hàn Quốc đang chuẩn bị ký kết Hiệp định thương mại Hàn – Mỹ. Hiệp định này được soạn thảo vào ngày 22/5 và ký kết vào ngày 6/6/1882 năm thứ 19 đời vua Gojong triều đại Joseon (1392-1910).
Hàn Quốc đã lựa chọn một hình mẫu được người dân trên bán đảo Triều Tiên yêu thích từ thời cổ đại – vòng tròn âm dương (yin-yang) màu xanh và đỏ nổi bật trên nền trắng . Lá cờ hình taegeuk (thái cực) đã trở thành quốc kỳ hiện đại của quốc gia. Sau đó người dân trên bán đảo Triều Tiên đã thêm vào đó 8 tổ hợp 3 vạch đứt gẫy và nối liền xung quanh vòng tròn thái cực và từ đó tạo nên lá taegeukgi (cờ thái cực) một thời gian được sử dụng như lá cờ mang màu sắc tượng trưng của quốc gia
Vào tháng 9 năm 1882 va Gojong đã cử Bak Yeoung-hyo làm đại sứ tại Nhật bản. Trên con tàu lên đường tới Nhật Bản ông đã vẽ lá quốc kỳ với vòng tròn taegeuk song lại chỉ gồm có 4 nhóm vạch thay vì 8 nhóm trước đây. Sau đó ông đã sử dụng lá cờ nay đến ngày 25/9. Vào ngày 3 tháng 10 Bak đã báo cáo sự thay đổi này lên vua Gojong. Nhà vua đã chính thức công bố lá Taegeukgi là quốc kỳ vào ngày mùng 6/3/1883. Song vì một lý do nào đó không có một bản chỉ dẫn chính thức nào về việc chế tác lá cờ này được phát hành vào thời điểm bất giờ. Trên thực tế đến tận ngày 29/6/1942 chính phủ lâm thời tại nước ngoài của Hàn Quốc ban hành một đạo luật về phương pháp chuẩn để làm ra một lá quốc kỳ. Đạo luật này đã được ban hành song so chính phủ vẫn lưu vong tại nước ngoài thông tin này không được công bố rộng rãi đến người dân trong nước vẫn còn dưới ách thống trị của thực dân Nhật.
Tiếp theo sự ra đời của Đại Hàn Dân Quốc vào ngày 15/8/1948 chính phủ nhận thấy cần phải soạn ra điều lệ về phương pháp chế tác lá quốc kỳ. Điều này thôi thúc chính phủ thành lập một uỷ ban đặc biệt vào tháng 1 năm 1949 công bố bản chỉnh sửa của lá quốc kỳ vào ngày 15/10 cùng năm. Từ đó Taegeukgi trở thành lá quốc kỳ của Hàn Quốc.
Trong lịch sử Hàn Quốc vào thời kỳ vương triều Choson triều đại mà lá quốc kỳ lần đầu tiên được tạo ra khi ấy nó được gọi tên là “quốc kỳ Choson” cùng với tên gọi “Choson” của quốc gia. Việc bắt đầu xuất hiện tên gọi mới “ lá cờ Thái cực” như hiện nay được bắt nguồn từ thời điểm ngày mùng 1 tháng 3 năm 1919 33 người dân đại diện cho cả dân tộc đã đọc Tuyên ngôn độc lập.
Đúng chính ngọ ngày 1 tháng 3 năm 1919 những nhà hoạt động cho phong trào độc lập đã hướng về Nhật Bản – kẻ thù chiếm đoạt chủ quyền của Hàn Quốc – đọc bản Tuyên ngôn độc lập và đồng thời phát động “ phong trào Độc lập Đại hàn muôn năm” tại công viên Tháp Seoul
Tất cả những người dân tham dự ngày hôm đó không phân biệt già trẻ gái trai đều quyết định cầm một lá cờ trên tay và vì vậy mà họ đã chế tác ra một lá cờ. Nhằm tránh không để bọn lính Nhật Bản nhận ra tên gọi của lá quốc kỳ khi ấy là “ Quốc kỳ Choson” người dân đã quyết định đổi tên gọi thành “ Lá cờ Thái cực”. Thời điểm đó đã trở thành cơ hội để Lá cờ Thái cực phát triển sang một trang mới.
st