Có một sự trùng hợp là con đường thiên lý sang Tây Thiên thỉnh kinh ấy của Đường Tăng lại cùng một tuyến với con đường tơ lụa huyền thoại kết nối văn hoá Đông_Tây.
Con Đường tơ lụa huyền thoại kết nối văn hóa Đông – Tây
Vào hơn 1.400 năm trước đây,từ kinh đô Trường An của Trung Quốc dù là đi về hướng Bắc hay đi về hướng Nam của con đường tơ lụa, cuối cùng đều sẽ tụ họp tại Pakistan.Đây cũng là trạm dừng chân quan trọng của các nhà buôn trên con đường tơ lụa.Từ nơi này tiến về phía Tây,là chính thức đi vào khu vực Trung Á và Châu Âu.
Các đội buôn từ Châu Âu và Trung Á nếu muốn tiến về phía Đông thì Taxila chính là trạm dừng chân đầu tiên của họ trước khi tiến tới đông thổ Đại Đường.Trong tiến trình lịch sử lâu dài,thị trấn nhỏ này là một cánh cửa lớn cho mọi cuộc thông thương, du lịch từ Đông sang Tây.Trong tiến trình lịch sử gần 3.000 năm,thị trấn Taxila chính là một dấu mốc quan trọng nổi tiếng trên con đường tơ lụa trên lục địa Á_Âu.
Cũng trên con đường này,mỗi năm đế quốc La Mã cổ đã dùng một phần tư quốc khố của mình để mua “tơ lụa Trung Quốc” và vận chuyển về nước.
Giống ngựa Akhal-Teke thuần chủng nhất thế giới,có tốc độ cực nhanh và khả năng chịu đựng vô cùng dẻo dai cũng được thuần hóa cách đây khoảng 3.000 năm và được nhập về Trung Quốc nhiều lần thông qua con đường tơ lụa này.
Bởi vậy con đường tơ lụa và thị trấn Taxila đã có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống bao đời nay của người dân từ Châu Âu sang Châu Á.Trên con đường tơ lụa này từ Châu Âu,Trung Á,các món hàng như tơ lụa,ngựa,trà,dưa hấu,lúa mì… đã không ngừng lưu chuyển từ Đông sang Tây và ngược lại như những dòng sông không bao giờ khô cạn tuôn chảy giữa những sa mạc khắc nghiệt vùng Trung Á.
St