Thầy giáo Phan Ngọc Hiển Cà Mau

Phan Ngọc Hiển là thầy giáo, là nhà báo, là nhà hoạt động chính trị, trong khoảng thời gian mười năm đã làm kỳ tích tiếng vang để đời cho đến ngày nay.

Lịch sử thầy giáo Phan Ngọc Hiển Cà Mau

Phan Ngọc Hiển (1910-1941), quê ở Cần Thơ, là nhà báo, nhà giáo, nhà văn và chí sĩ yêu nước Việt Nam thời Pháp thuộc.

Năm 1931: Phan Ngọc Hiển tốt nghiệp trung học sư phạm. Mùa hè năm ấy, ông rời ghế nhà trường ở Sài Gòn, Phan Ngọc Hiển về Cần Thơ, rồi Cà Mau. Ông định cư ở Rạch Gốc, nơi chót Mũi Cà Mau và mở trường dạy học – tên gọi thầy giáo Hiển ở giai đoạn này. Trong giai đoạn này, ông bắt đầu theo đuổi lý tưởng giải phóng dân tộc bằng bạo lực do Đảng Cộng sản Đông Dương khởi xướng.

Năm 1935: Theo tư liệu từ tuần báo Tân Tiến, Phan Ngọc Hiển làm phóng viên cho tờ báo có tòa soạn đặt ở Sa Đéc này.

Năm 1937: (cuối năm) Xứ ủy Nam Kỳ của Đảng Cộng sản Đông Dương điều ông về Sài Gòn và bổ nhiệm ông vào ban biên tập báo Liên đoàn lao động thuộc Công hội đỏ Nam Kỳ. Cuối năm 1938, Tỉnh ủy Bạc Liêu xin điều ông về chuẩn bị nhân sự thành lập cơ quan báo của đảng bộ. Nhưng sau đó Tỉnh ủy Bạc Liêu hoãn việc thành lập tờ báo này.

Năm 1940: Hưởng ứng Nam Kỳ khởi nghĩa, Phan Ngọc Hiển trực tiếp tổ chức, lãnh đạo đánh chiếm đảo Hòn Khoai từ tay giặc Pháp ngày 13/12/1940. Sau cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai thắng lợi trở về đất liền, Phan Ngọc Hiển và 9 đồng đội bị thực dân Pháp bắt rồi sau đó đưa ra pháp trường xử bắn. Trước pháp trường giữa lòng thị xã Cà Mau, Phan Ngọc Hiển hiên ngang vứt mảng khăn đen trên mặt, đả đảo thực dân Pháp xâm lược, kêu gọi đồng bào tiếp tục cuộc đấu tranh giành độc lập tự do, tỏ rõ khí phách của một đảng viên Đảng cộng sản

Năm 1941: Phan Ngọc Hiển hy sinh ngày 12/7/1941 tại thị xã Cà Mau.

Phan Ngọc Hiển ngày nay:

Phan Ngọc Hiển ngày nay đã để lại nhiều công trình báo chí, văn học có giá trị, hiện đã tập hợp khoảng 70 tác phẩm thuộc thể loại báo chí, văn học trên Tuần báo Tân Tiến (một tờ báo trong vùng địch tạm chiếm), phát hành vào những năm 1936, 1937, trong đó có khoảng 20 bút ký, phóng sự, tùy bút, tiểu thuyết (Theo “Tác phẩm Phan Ngọc Hiển” do NXB Mũi Cà Mau và Hội Nhà báo tỉnh Minh Hải ấn hành năm 1996).

Phan Ngọc Hiển ngày nay được xem là nhân vật lịch sử cho học sinh học hỏi noi theo. Phần lớn các tác phẩm của Phan Ngọc Hiển là văn xuôi, tác phẩm đã được xuất bản: Tiểu thuyết Mương đào ổ yến; những bút ký, phóng sự, truyện ngắn: Đêm ở kinh đô Hậu Giang, Trên sông lao động, Ông Gát-đen-quan một, Đêm kỷ niệm, Thuyền ngược nước, Thằng Đại, Hồn bơ vơ, Tình quê…

Hiện nay tên ông được đặt một vài nơi tại Cà Mau để đời đời nhớ ơn vị anh hùng lịch sử này như: huyện Ngọc Hiển, đường  Phan Ngọc Hiển và Trường học Phan Ngọc Hiển.

HDV Cà Mau