Chùa Cầu Hội An và thuỷ Quái Namazu

Chùa Cầu Hội An Việt Nam là điểm nhấn nổi bật tại Hội An vì nó liên quan đến thần thoại Nhật Bản, câu chuyện về loài thủy quái Namazu.

Chùa cầu Hội An trước khi trùng tu 2024

Nguồn gốc loài thủy quái Nazamu:

Thuỷ quái này chính là việc thần thánh hóa 1 loài cá trê khổng lồ sống tại hồ Biwa, hồ nước ngọt lớn nhất Nhật Bản

Thủy quái Nazamu

Loài cá trê này có tên khoa học Silurus biwaensis có kích thước và cân nặng khá đáng kể, có lúc lên đến 300 kg. Loài cá sống tại hồ Biwa này có một đặc điểm là sống yên ả ở tầng đáy và trở nên tăng động, bơi tung tóe trên mặt nước và sau đó 1 hay 2 ngày sẽ có trận động đất. Điều này đã xảy ra trong quá khứ vào 1592 và những lần gần nhất được ghi nhận là năm 1855 và 1923 mỗi khi cá Biwa trở nên tăng động trên mặt nước.

Loài cá trê

Chính vì những đặc điểm này mà loài cá này trở thành thủy quái Namazu, kẻ gây động đất lũ lụt trong thần thoại người Nhật.
Theo thần thoại Nhật thì loài thủy quái này có đầu ở tận Bắc Cực, mình tại Nhật Bản và đuôi xuống tận Đông Nam Á.

Thần Takemikazuchi tượng trưng Sấm sét và Kiếm thần mới có thể dùng thanh kiếm của mình chế ngự loài thủy quái bằng cách đâm thẳng thanh kiếm của mình vào sống lưng loài thủy quái này

Thần Takemikazuchi

Chùa cầu Hội An chính là hình ảnh thanh kiếm đâm thẳng xuống lưng thủy quái “Cù” (với dị bản rằng lưng thủy quái nằm tại Hội An, còn đầu quẹo ngược lên Nhật Bản, đuôi bẻ lái lên đến tận Ấn độ). Thuỷ quái tư thế bẻ ngược … chứng tỏ nó rất là tăng động.

Cũng dựa theo thần thoại Nhật Bản, linh hầu (khỉ) và linh cẩu (Chó) cũng chính là 2 linh vật ngụ 2 bên thanh ngang của lưỡi kiếm tạo nên sức mạnh cho thanh kiếm (cần thêm nguồn từ văn hóa Nhật cho chính xác). Nhưng theo vài nguồn Việt Nam thì linh hầu và linh cẩu thể hiện việc xây dựng cầu từ năm thân đến năm tuất thế nhưng thông tin này khá mơ hồ cần thảo luận.

Vì vậy, hướng dẫn viên thuyết minh cầu Hội An là trấn con rồng là nội dung sai lệch.

Nguồn: The Guiding Star