Hòn Đá Bạc thuộc xóm Kinh Hòn, Xã Khánh Bình Tây, Huyện Trần Văn Thời, là một địa điểm được khá nhiều du khách chọn đến khi về thăm đất Mũi
Vẻ đẹp của Hòn Đá Bạc
Hòn đá Bạc là nét chấm phá kỳ diệu của thiên nhiên với ba hòn đá nhỏ nằm liền nhau và được biển bao bọc xung quanh. Hòn Đá Bạc với diện tích khoảng 6,43ha, là một cụm đảo bao gồm ba hòn lớn, nhỏ nằm gần nhau là: Hòn Ông Ngộ, Hòn Đá Lẻ và Hòn Đá Bạc. Trong cụm 3 hòn này, hòn cao nhất phải đến 50m so với mực nước biển. Theo nhiều tài liệu ghi lại, Hòn Đá Bạc có niên đại khoảng 180 triệu năm (thuộc kỷ Jura giữa – Trung sinh).
Du khách đến đây không khỏi ngạc nhiên trước vẻ đẹp của Hòn Đá Bạc, với những tản đá xếp chồng lên nhau đón những con sóng liên tục vỗ vào bờ. Hay những tán cây rừng to lớn không biết đã mọc từ bao lâu, nhưng những tán cây của chúng đã che mát cả một vùng. Hòn đá Bạc vừa có cảnh quang thiên nhiên thơ mộng và trong những năm gần đây Hòn Đá Bạc đã được đầu tư khai thác du lịch nên càng làm cho diện mạo của Hòn Đá Bạc càng thêm xinh đẹp, ngày càng thu hút khách du lịch gần xa.
Để phục vụ du lịch nơi đây cho xây dựng một cây cầu nối đất liền và các Hòn Đảo, du khách có thể thả bộ trên chiếc cầu này vừa ngắm trời biển bao la hay những biểu tượng Rồng Phượng nằm ngay trên lối vào rất đẹp mắt. Ngoài ra, khi đến nơi đây sẽ tận hưởng một bầu không khí trong lành, đón những luồng gió mặn mòi từ biển khơi. Những mệt mỏi của cuộc sống như được những cơn sóng kia mang theo ra biển, chỉ cón lại một cảm giác thư thái, an lành.
Một điểm đặc biệt hơn, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến bà con ngư dân câu cá hay đục hàu, một đặc sản của vùng Đá Bạc này. Hoặc có thể câu cá nâu,câu mực, câu tôm, cùng ngư dân lặn xuống biển để bắt những con hàu bám chặt vào các hốc đá dưới nước… và sau đó sẽ được thưởng thức hương vị thơm ngon, hiếm có của xứ biển tây. Những ngư dân miền biển chất phát, mặn mòi và cần mẫn sẽ làm cho bạn càng thêm yêu mảnh đất này.
Di tích lịch sử gắn liền với Hòn Đá Bạc
Hòn đá Bạc không những chỉ có cảnh quang thiên nhiên hữu tình và thơ mộng, mà còn là di tích lịch sử văn hóa quan trọng của đất mũi Cà Mau. Nơi đây trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân xã Khánh Bình Tây đã tiêu diệt trung đội pháo 105 của địch, giải phóng Hòn Đá Bạc và đảm bảo an toàn tuyến hành lang ven biển của vùng căn cứ cách mạng. Cũng tại đây, trong những năm 80 của thế kỷ trước, ngành an ninh Việt Nam đã lập nên kỳ tích, đập tan âm mưu chống phá cách mạng của các thế lực thù địch phản động do Lê Quốc Túy va Mai Văn Hạnh cầm đầu. Giữ gìn sự yên bình và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Ngày nay Khu du lich Hòn Đá Bạc là nơi để khách du lịch phương xa đến tham quan Hòn Đá Bạc mà còn là nơi để các thế hệ người dân Cà Mau nói riêng và cả nước nói chung thêm tự hào và tiếp nối truyền thống hào hùng của dân tộc, cùng góp phần bảo vệ xây dựng quê hương đất nước.
Chuyên án CM12
Nội dung bên dưới là ghi chú nội dung thuyết mình bản gốc báo công an, để chúng tôi thuyết minh cho đúng
Bí số CM12 (Kế hoạch phản gián CM12) do đồng chí Phạm Hùng – Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đặt tên trong kế hoạch đấu tranh với tổ chức phản động “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam” do Lê Quốc Túy (SN 1929) và Mai Văn Hạnh (SN 1928) cầm đầu, kéo dài ròng rã 3 năm trời (tháng 9/1981 – 9/1984). Trung tâm chỉ huy kế hoạch phản gián tại Hòn Đá Bạc (thuộc xã Khánh Bình Tây, H.Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Hiện địa danh này được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử – văn hóa Quốc gia. Nơi đây có Nhà truyền thống, Tượng đài chiến thắng CM12.
Vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ 20, không cam chịu thất bại sau năm 1975, các tổ chức phản động được hậu thuẫn của ngoại bang tìm mọi cách chống phá quyết liệt. Trong đó, nổi cộm nhất là tổ chức “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam” (gọi tắt là “mặt trận”) do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cầm đầu. Chúng cài cắm “chân rết” hoạt động chống phá tại khắp các tỉnh phía Nam, vươn ra các nước trong khu vực và trải dọc biển Đông đến vùng đảo cực Bắc Tổ quốc.
Đầu năm 1981, Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh tổ chức cho một toán biệt kích gián điệp lấy tên là “Minh Vương 1” gồm 23 tên xâm nhập vào nước ta bằng đường bộ. Đây là toán xâm nhập mở đầu cho một “kế hoạch lớn” của Túy và Hạnh cùng bọn phản động quốc tế. Tuy nhiên, vừa đến khu vực rừng U Minh Thượng, nhóm này bị ta phát hiện, truy lùng, bắt gần hết, một số tên bị tiêu diệt. Ta thu giữ điện đài, vũ khí cùng nhiều phương tiện hoạt động của chúng. Từ thời điểm này, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã chỉ đạo lập kế hoạch đấu tranh. Kế hoạch CM12 ra đời. CM là Cà Mau, 12 là ngày 12/5/1981 – địch khởi động chiến dịch “Minh Vương 1”).
Túy, Hạnh không hề biết các toán biệt kích “mở đường” từ đầu năm 1981, kể cả toán “Minh Vương 1” đều đã bị ta bắt gọn, khống chế, thuyết phục một số đối tượng quan trọng để dùng vào “trò chơi nghiệp vụ” phát về “trung tâm” (đặt ở nước ngoài) những bức điện “tươi sáng” nên chúng hí hửng lập kế hoạch “Minh Vương 2”. Lần này chúng không di chuyển bằng đường bộ mà thâm nhập bằng đường biển. Toán này có nhiệm vụ luồn sâu vào rừng U Minh Thượng lập mật cứ kháng chiến để tiếp nhận vũ khí, thuốc men, lương thực, tiền bạc từ các chuyến tàu biển chuyển đến sau đó. Chúng còn có nhiệm vụ nghiên cứu, lập ra những biệt đội ám sát, dùng chất nổ phá hoại những mục tiêu quan trọng ở các tỉnh, đặc biệt là TPHCM để gây tiếng vang rồi từng bước đưa cái gọi là “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam” ra công khai, nhằm lật đổ chính quyền cách mạng. Song song đó, chúng lập các chiến dịch “Hồng Kông 1”, “Hồng Kông 2″… với hàng ngàn quân xâm nhập vào Việt Nam đánh phá.
Bí số CM12 (Kế hoạch phản gián CM12) do đồng chí Phạm Hùng – Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đặt tên trong kế hoạch đấu tranh với tổ chức phản động “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam” do Lê Quốc Túy (SN 1929) và Mai Văn Hạnh (SN 1928) cầm đầu, kéo dài ròng rã 3 năm trời (tháng 9/1981 – 9/1984). Trung tâm chỉ huy kế hoạch phản gián tại Hòn Đá Bạc (thuộc xã Khánh Bình Tây, H.Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Hiện địa danh này được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử – văn hóa Quốc gia. Nơi đây có Nhà truyền thống, Tượng đài chiến thắng CM12.
Sau hơn 3 năm từ 1981 đến ngày 9/9/1984, kế hoạch phản gián CM12 của lực lượng CAND Việt Nam đã thành công rực rỡ. Lực lượng Công an đã bắt được 189 tên phản động lưu vong, thu giữ 143 tấn vũ khí, 90 tấn đạn dược, 1,2 tấn chất nổ, 14 tấn tiền giả; bắt và tiêu diệt hàng trăm tên gián điệp, biệt kích, thu hàng trăm tấn vũ khí, nhiều phương tiện chiến tranh. Phá tan hàng chục tổ chức phản động trong nước, làm phá sản toàn bộ hoạt động vũ trang và xâm nhập từ bên ngoài vào Việt Nam hòng gây bạo loạn, lật đổ… Qua thực hiện Kế hoạch CM12, lực lượng an ninh của ta còn phát hiện, đấu tranh bóc gỡ 10 tổ chức phản động do địch cài lại trong nội địa, bắt hàng ngàn tên đang ẩn nấp trong các vỏ bọc khác nhau ở miền Trung, miền Đông và miền Tây Nam bộ…
Nhân kỷ niệm 38 năm Chiến thắng Kế hoạch phản gián CM12 (9/9/1984 – 9/9/2022),
Chiều 11/8/2022, tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Hòn Đá Bạc, Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức buổi gặp mặt các nhân chứng lịch sử trong Kế hoạch phản gián CM12. Đến dự có Đại tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an; đồng chí Nguyễn Tiến Hải – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Huỳnh Quốc Việt – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và người dân đã trực tiếp giúp đỡ cán bộ công an trong Chuyên án CM12.
Lăng Ông Nam Hải
Nơi trưng bày bộ xương cá voi khổng lồ và ghi lại câu chuyện huyền bí về cá Ông cứu người bị nạn trên biển. Đây là một nơi rất đặc biệt với những người dân miền biển. Vì theo suy nghĩ của những người đi biển thì cá Ông luôn giúp đỡ ngư dân và tàu thuyền vượt qua những con sóng to gió lớn. Vì vậy, những ngư dân luôn có một niềm tin và thường xuyên về đây để thắp nhang, cầu mong cho những chuyến đi biển được an lành và đánh bắt được thật nhiều tôm cá.
Bên cạnh đó, ở Hòn Đá Bạc còn có cả một hệ sinh thái rừng vô cùng phong phú, đa dạng với các mảng rừng và thảm thực vật nguyên sinh quý hiếm. Đây chính là nét chấm phá kỳ diệu mà thiên nhiên đã ban tặng cho riêng tỉnh Cà Mau.
st