Những quốc gia còn tồn tại Vua – Chế độ quân chủ

Bước vào thế kỷ mới, thế kỷ của chế độ dân chủ, chúng ta tưởng rằng chế độ quân chủ thời kỳ Phong Kiến đã biến mất, thế nhưng hiện nay có tới 44 quốc gia và vùng lãnh thổ còn tồn tại vua. Chế độ quân chủ chiếm khoản 1/5 quốc gia và vùng lãnh thổ trên TG.

Châu âu

“Vùng đất độc đáo với nữ hoàng Anh Elizabeth II, cai trị 16 vương quốc rải rác khắp TG với vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland . Cùng 1 số nước lớn là Canada cùng thịnh vương chung Australia và New Zealand”.

Tại Châu Âu còn có 11 quốc gia quân chủ khác gồm : Vương quốc Tây Ban Nha, Thân vương quốc Andorra, Thân vương quốc Monaco, Thân vương quốc Liechtenstein, Đại công quốc Luxembourg, Vương quốc Bỉ, Vương quốc Hà Lan, Vương quốc Đan Mạch, Vương quốc Thuỵ Điển, Vương quốc Na Uy và Thành quốc Vatican.

Trong đó 2 nữ hoàng là nữ hoàng Elizabeth II (Anh) cai trị 16 quốc gia và nữ hoàng Margrethe II (Đan Mạch). Cả 2 nữ hoàng này đều tại vị rất lâu với nữ hoàng Anh Elizabeth là 68 năm từ 1952 nay. Còn nữ hoàng Đan Mạch Margrethe là 48 năm từ 1972 đến nay.

– Đứng đầu các công quốc là các công tước, còn đứng đầu đại công quốc là các đại công tước. Trong đó đặc biệt nhất là thân vương quốc Andorra, 1 quốc gia nhỏ nằm giữa Pháp và Tây Ban Nha. Đứng đầu Andorra là 2 hoàng thân, 1 giữ vai trò tôn giáo là tổng giám mục xứ Urgell thuộc Tây Ban Nha, hoàng thân còn lại của Andorra sẽ là tổng thống Pháp đương nhiệm.

Vatican: Vatican là 1 quốc gia có chủ quyền bao gồm: 1 khu thành có tường bao kín nằm trong lòng thành phố Roma (Ý), với diện tích khoản 44 ha và dân số khoản 1000 người. Đây là quốc gia độc lập nhỏ nhất thế giới về diện tích và dân số. Vatican được thành lập 1929 theo hiệp ước Laterano, theo đó Giáo hoàng sẽ là người lãnh đạo Vatican chính thức, lập 1 nền quân chủ thần quyền. Giáo hoàng đồng thời là giám mục, giáo phận Roma, là nhà lãnh đạo toà thánh và giáo hội công giáo Roma. Danh hiệu chính thức của Giáo hoàng tại Vatican là Quốc trưởng nhà nước thành Vatican. Giáo hoàng là 1 vị vua không thế tập được bầu trong mật nghị hồng y khi cựu Giáo hoàng qua đời. Khi được bầu kế vị, Giáo hoàng sẽ nắm quyền lực tuyệt đối và trọn đời, Giáo hoàng cũng là vị vua chuyên chế duy nhất và tuyệt đối tại Châu Âu hiện nay.

Ngoại trừ Tây Ban Nha ở Tây Âu, các quốc gia còn lại đều ở Bắc Âu và do các quốc vương đứng đầu.

Châu Phi

Morocco 1 quốc gia tại Bắc Phi, đối diện Tây Ban Nha qua bờ Địa Trung Hải. Morocco là 1 quốc gia Hồi giáo.

Hai vương quốc còn lại là đều ở phía Nam thuộc Nam Phi. Trong khi vương quốc Lesotho nằm trong nước Nam Phi, với vương quốc Eswatini cũng là 1 quốc gia nhỏ nằm sát cạnh Nam Phi. Cả 2 vương quốc này đều là quốc gia của người bản địa Châu Phi và là hệ quả của đế quốc Anh.

Châu Á

– Trung Đông

Đây là nơi của các vương quốc Hồi giáo trong đó có 7 nước gồm: Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất UAE, Vương quốc Ả Rập Xê Út, Vương quốc Oman, Vương quốc Jordan, Vương quốc Bahrain, Nhà nước Qatar và Nhà nước Kuwait.

Với trữ lượng dầu mỏ khổng lồ, hầu hết các quốc gia này đều thuộc top các quốc gia giàu có nhất thế giới. Tuy nhiên, chính vì những nguồn lợi khổng lồ này và vị trí địa lý quan trọng nên nơi này trở thành một trong những nơi bất ổn nhất TG. Ngoài ra các quốc gia này cũng là những thành viên chủ chốt trong liên đoàn Ả Rập.

– Đông Á

  • NHẬT BẢN: Do các Thiên hoàng đứng đầu
  • BHUTAN:

Đây là 1 quốc gia Phật giáo tại dãy Himalaya, do các quốc vương nắm quyền với các danh hiệu là vua rồng (Druk Gyalpo). Trước 2008, Bhutan theo chế độ quân chủ chuyên chế, các quốc vương nắm toàn bộ quyền lực. Đến năm 2008, Bhutan thực hiện tổng tuyển cử đầu tiên, bầu ra Quốc hội và đất nước theo chế độ Quân chủ lập hiến.

– Đông Nam Á

  • THÁI LAN: Do các vua Rama đứng đầu, cai trị từ năm 1782 đến nay
  • CAMPUCHIA: Vương quốc mới được tái lập năm 1993 sau 20 năm khi chế độ quân chủ bị bãi bỏ năm 1970.
  • BRUNEI

Một đất nước Hồi giáo trong khu vực, với nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào, mặc dù có diện tích rất nhỏ nhưng đây là một trong những đất nước giàu có bậc nhất trên TG, sánh ngang với những người anh em Hồi giáo tại Ả Rập. Đứng đầu vương quốc là quốc vương nắm quyền lực tuyệt đối. Hiện nay quốc vương Brunei đồng thời là thủ tướng, bộ trưởng tài chính và bộ trưởng quốc phòng. Tại Brunei, gia đình hoàng gia rất được người dân tôn kính vì những chính sách chăm lo đời sống của nhân dân.

  • MALAYSIA

Malaysia theo chế độ liên bang với vua đứng đầu. Theo đó các bang sẽ có các quốc vương riêng của mình, và các quốc vương mỗi bang sẽ ứng cử trong Hội nghị các quân chủ Malaysia. Hội nghị các quân chủ sẽ lại bầu ra các vị vua chung với nhiệm kỳ 5 năm.

  • Ngoài ra ở ngoài khơi Thái Bình Dương có quốc đảo Tonga, một vương quốc độc lập nằm giữa New Zealand và đảo Hawai.

Như vậy trong số 44 quốc gia còn tồn tại chế độ quân chủ, mỗi quốc gia đều có điểm riêng. Nhưng nhìn chung chế độ quân chủ có 2 loại: Quân chủ chuyên chế tuyệt đối và Quân chủ hạn chế. Trong 44 quốc gia này thì có 7 nước Quân chủ chuyên chế, chủ yếu là các nước Hồi giáo, thánh quốc Vatican và vương quốc Esquatini ở Châu Phi. 37 nước còn lại đều đi theo con đường khác nhau nhưng chung quy đều đi theo con đường quân chủ lập hiến, quân chủ cộng hoà, quân chủ đại nghị. Các vua, nữ hoàng là người đứng đầu quốc gia nhưng chỉ mang tính biểu tượng hơn là thực quyền, các hoạt động chính do Quốc hội , chính phủ hay toà án nắm giữ. Chính vì vậy , mặc dù chế độ có vua còn tồn tại nhưng các quốc gia này đều được đánh giá là các nước dân chủ , nổi bật là các quốc gia ở Châu Âu, Nhật Bản ở Châu Á.

Vì sao vua còn tồn tại nhưng không có quyền như xưa

Đây là mộ câu chuyện dài, đó có thể là sự tri ân với những đóng góp của hoàng gia với đất nước. Trong trường hợp của Nhật Bản, các Nhật Hoàng với những công lao đã trở thành biểu tượng lớn của quốc gia và rất được người dân kính trọng. Hoàng gia Nhật cũng là hình mẫu cho người dân Nhật noi theo với đời sống giản dị, nhằm thúc đẩy những giá trị tốt đẹp của đất nước.

16 quốc gia với khối thịnh vương chung với nữ hoàng Elizabeth cũng là hình biểu tượng với sự huy hoàng từng là đế chế Mặt trời không bao giờ lặn. Các quốc gia này đều là 1 phần trong sự huy hoàng đó và họ tự nguyện theo nữ hoàng, tất cả đều đồng thuận , tôn nữ hoàng là người đứng đầu và không có ý định thay đổi.

Tại Thái Lan, các quốc vương Rama không chỉ là biểu tượng huy hoàng trong quá khứ mà còn giữ vai trò lớn trong 1 đất nước nhiều bất ổn như Thái Lan. Trong số đó, vua Rama IX là hình mẫu tiêu biểu của Thái Lan, ông đứng đầu Thái Lan hơn 70 năm từ 1927-2016, đưa Thái Lan trải qua biết bao biến cố. Mặc dù thời điểm ông trị vì, Thái Lan đi theo chế độ Quân chủ lập hiến nhưng chính ông đã nhiều lần can thiệp vào chính trường Thái để hoà giải các xung đột. Ông cũng chính là người có công lớn trong nổ lực kiến tạo tiến trình chuyển đổi dân chủ ở Thái Lan. Từ 1990 là thời điểm leo thang của cuộc khủng hoảng chính trị, năm 1992 nhà vua đã triệu tập các thế lực đối lập nhau đến gặp nhau tại cung điện, sau đó hình ảnh các phe phái thù địch nhau phủ phục trước nhà vua đã gây ấn tượng mạnh mẽ với người dân Thái. Một cuộc tổng tuyển cử được tiến hành sau đó và nền dân chủ được phục hồi.

Vì vậy vai trò của 1 vị vua uy tín, đức độ, được nhân dân yêu mến sẽ là 1 vị trọng tài lý tưởng để kết nối các bên, giúp dung hoà các đảng phái, bất đồng xung đột trong quốc gia với các đảng phái chính trị không làm được.

hdv sưu tầm