Nam Kỳ Lục Tỉnh và tóm tắt thời gian Pháp xâm lược Đại Nam

Nam Kỳ Lục Tỉnh có tên gọi từ năm 1832, và gắn liền với sự kiện lịch sử Pháp xâm lượt Đại Nam.

Tóm tắt lịch sử nam kỳ lục tỉnh

Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh đi vào Nam Kinh Lý, đánh dấu cột mốc quan trọng về phân định đất đai hành chính của phía nam.

Năm 1832, sau đó vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính và đặt tên 6 tỉnh tên là:

  • Gia Định
  • Biên Hoà
  • Định Tường
  • Vĩnh Long
  • An Giang
  • Hà Tiên

Năm 1858, liên minh Pháp và Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, đánh dấu bắt đầu cuộc chiến Pháp – Đại Nam.

  • Triều đình nhà Nguyễn (vua Tự Đức) một mặt đưa quân vào Đà Nẵng chống đỡ, một mặt tích cực tiến hành công tác tổ chức phòng thủ các cửa ải, cửa biển trên đất Thừa Thiên và kinh đô Huế, và ra lệnh đánh nhanh thắng nhanh
  • Nhưng sau đó tướng Nguyễn Tri Phương đã trình tấu xin phép đánh lâu dài, vì chưa rõ tình hình vũ khí hiện đại cũng như chiến thuyền của Pháp quá mạnh… và vua đã đồng ý. Sau đó, ông tổ chức tập trận nhằm đảm bảo sức chống đỡ của kinh đô một khi quân Pháp tiến đánh.
  • Trong bối cảnh ấy, quân và dân Thừa Thiên ra sức, đồng lòng chống giặc. Từ Huế 2.000 Cấm binh, 200 lính Vũ lâm, 400 lính các vệ ở Hải Vân quan vào Đà Nẵng đánh Pháp. Ngoài ra, triều đình Huế còn lệnh cho quan phủ Thừa Thiên chiêu mộ binh lính lập quân Chiến tâm.
  • Sau nhiều thánh tiến công vào Đà Nẵng nhưng không đạt mục tiêu tiến sâu vào nội địa,

Năm 1859, liên quân Pháp – Tây Ban Nha phải rút hết lực lượng đưa quân vào tiến đánh phía Nam.

  • Tuy đuổi được quân Pháp – Tây Ban Nha ra khỏi Đà Nẵng, nhưng sau đó quan quân triều đình không phát huy được sức mạnh giữ nước ở mặt trận phía Nam, nên từ năm 1860 đến 1862, các tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Định Tường và Vĩnh Long lần lượt thất thủ.

Năm 1862, trước sức ép của quân Pháp, triều đình Huế đã đồng ý ký hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với điều 12 khoản, cắt ba tỉnh miền Đông Nam kỳ (Gia Định, Biên Hòa, Định Tường) và quần đảo Côn Lôn cho Pháp.

  • Giai đoạn này, tạo bên biến động về chính trị kéo theo những biến đổi về kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Thừa Thiên Huế. Riêng về kinh tế, triểu đình khuyến khích phát triển nông nghiệp, khai hoang, trị thủy nhằm đẩy mạnh sản xuất, tích trữ lúa gạo tại chỗ đối phó với tình trạng không thể vận chuyển lúa gạo từ trong Nam ra.

Năm 1867, Pháp chiếm luôn 3 tỉnh còn lại (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên).

Năm 1868, Pháp ra lệnh cho xây Dinh Norodom (sau này là Dinh Độc Lập), tại thời điểm này Pháp cho rằng đã hoàn toàn chiếm được Việt Nam nên cần Dinh thự để quản lý vùng đất lâu dài.

Năm 1895, phong trào Cần Vương chấm dứt cũng là thời điểm Pháp dẹp được mọi cuộc chiến chống lại Pháp và là thời điểm Pháp chính thức xâm lược Đại Nam… sau đó, Pháp chiếm luôn Campuchia và đánh đuổi Xiemla ra khỏi Lào… đã thành lập ra liên bang Đông Dương.

  • Tại thời điểm này, đã phân chia thành các khu vực theo hình bạn tham khảo bên dưới, cũng có thể nói, đây là giai đoạn rõ rệt nhất khi nói về 3 vùng miền: Bắc Kỳ – Trung Kỳ – Nam Kỳ

Năm 1945, Nhật Bản đảo chính đánh đuổi Pháp ra khỏi Đông Dương. Thành lập ra chính quyền bù nhìn Đế Quốc Việt Nam… đến đây thì liên bang Đông Dương và quốc hiệu Đại Nam chính thức bị xoá sổ.

  • Liên bang Đông Dương, đôi khi gọi là Đông Dương thuộc Pháp hoặc Đông Pháp, là lãnh thổ nằm dưới quyền cai trị của thực dân Pháp ở khu vực Đông Nam Á. Liên bang bao gồm sáu xứ: Nam Kỳ (Cochinchine), Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam), Lào (Laos), Campuchia (Cambodge) và Quảng Châu Loan (Kouang-Tchéou-Wan).

Năm 1945, ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

  • 23/9/1945 Nhật thua trận bởi 1400 lính Pháp vào đánh miền nam Việt Nam… tiếp tục xâm lược Việt Nam lần nữa.

Năm 1946, ngày 6/3/1946 Hồ Chí Minh đồng ý Pháp trở lại của quân đội Pháp với điều kiện nhận ra sự tự chủ của Miền Bắc Việt.

  • Nhưng sau đó, 20/11/1946 Việt Minh và Pháp giao chiến ở Hải Phòng.
  • 19/12/1946, mở màn chiến tranh Đông Dương

Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Pháp rút khỏi Việt Nam. Chính thức chấm dứt thời kỳ Việt Nam bị Đế Quốc Pháp xâm lược, Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới…

Sim